PHẦN I: TÁC GIA NAM CAO A Vài nét về tiểu sử, con ngườ

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 68 - 70)

II. Đọc – hiểu văn bản

2/ Đề 2: Nhà phê bình Hồi Thanh đã nhận xét về Xuân Diệu “ Xuân Diệu mới nhất

PHẦN I: TÁC GIA NAM CAO A Vài nét về tiểu sử, con ngườ

A. Vài nét về tiểu sử, con người

I/ Tiểu sử

Về gia đình: Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, xuất thân trong một gia đình nơng dân nghèo, đơng con, chỉ có ơng là người được ăn học tử tế. Sau này, gia đinh riêng (vợ, con gái) lại là một gia đình trí thức nghèo, ln ở trong cảnh túng thiếu vì ơng bị thất nghiệp, sống lay lắt bằng nghề viết văn, làm gia sư. Điều kiện này giúp Nam Cao hiểu sâu sắc hơn ai hết cái khổ cực, thiếu thốn về vật chất của cả người nơng dân lẫn người trí thức tiểu tư sản.

Về quê hương: ơng sinh ra tại làng Đại Hồng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Làng quê ấy có hai đặc điểm: thuộc vùng chiêm trũng, quanh năm ngập lụt nên người nơng dân nghèo đói; xa phủ xa tỉnh nên nạn cường hào ác bá, đụt khoét nhân dân của bọn quan lại thống trị đương thời. Điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến những trang viết về người nông dân của Nam Cao.

Về thời đại: Nam Cao là ví dụ điển hình cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ đang rơi vào nghịch cảnh. Họ đa phần xuất thân từ nông thôn nghèo khổ, mới bước vào đời

đã chạm ngay vào hiện thực tàn nhẫn. Họ có ước mơ, khát vọng lớn nhưng chế độ thực dân phong kiến không tạo điều kiện cho họ thực hiện ước mơ.

Về đường đời: học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gịn, sau đó vì ốm đau ơng phải về q. Có một thời gian Nam Cao dạy học cho một trường tư thục ở Hà Nội nhưng khi quân Nhật chiếm đóng, trường phải đóng của, Nam Cao lại thất nghiệp. Năm 1943, ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Bị khủng bố, ông tránh về quê. Năm 1946, Nam Cao tham gia đồn qn Nam Tiến. Sau đó, ơng lên chiến khu Việt Bắc. Năm 1950, Nam Cao tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11/ 1951 trên đường đi công tác, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích, bắt và sát hại.

II/ Con người

Những đặc điểm về tiểu sử nói trên vừa cho Nam Cao một vốn sống, vốn sáng tác quí báu; vừa góp phần tạo nên một con người Nam Cao có nhiều nét riêng cần chú ý.

Thứ nhất, trước Cách mạng, Nam Cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó là thái độ bất hịa sâu sắc với xã hội đương thời đã nhẫn tâm bóp nghẹt sự sống, sự sáng tạo. Điều đáng q là Nam Cao khơng vì thế mà khinh bạc, lánh đời. Trái lại, ơng là người đơn hậu, giàu tình thương, giàu niềm tin trước cuộc đời.

Thứ hai, Nam Cao có sự gắn bó thiết tha, sâu nặng với những người nghèo khổ, bị áp bức, bị khinh miệt trong xã hội cũ. Điều này giúp ơng vượt qua lối ống thốt li, hưởng lạc, thấu hiểu họ sâu sắc và có nhiều trang viết cảm động về họ.

Thứ ba, bình sinh Nam Cao có ý thức sâu sắc về những sai lầm, khuyết điểm ( có khi chỉ là trong ý nghĩ) của mình. Bề ngồi, Nam Cao có vẻ vụng về, lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm lại cực kì phong phú. Ơng thường lấy làm xấu hổ về những tư tưởng tự thấy là tầm thường, hèn kém của mình. Người trí thúc ấy ln có tinh thần đấu tranh nghiêm khắc với bản thân để hướng tới một nhân cách hoàn thiện hơn. Ông luôn khao khát “ một tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp”

( Nhật kí Nam Cao, ngày 31/08/1950)

Thứ tư, Nam Cao say mê phục vụ kháng chiến. Ông sẵn sàng là một “ anh tuyên

truyền viên nhãi nhép”, xơng pha vào mặt trận văn hóa tư tưởng. Cái chết của ông trên

đường đi công tác vào vùng sau lưng địch năm 1951 là một tổn thất to lớn cho nền văn học dân tộc.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 68 - 70)