Đặc trưng của tácphẩm trữ tình.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 137 - 138)

I. Những kiến thức cơ bản về lí luận văn học 1.Nghệ thuật và đời sống xã hội.

10. Đặc trưng của tácphẩm trữ tình.

- Thơ là thể loại văn học tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim

trước cuộc đời. Vì thế mới có những ý kiến xác đáng “ Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”, “Hãy xúc động hồn thơ cho ngịi bút có thần”.

Ví dụ: Trong bài Tràng giang Huy Cận miêu tả dòng Tràng giang giữa mêng mang đất trời, nhưng thẳm sâu sau câu chữ là dòng tâm trạng mêng mang nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn cơ đơn, tình u thiết tha với đất nước, quê hương.

- Tạo nên cái hay, cái đẹp ở thơ còn do ngơn ngữ thơ cơ đọng, hàm xúc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan toả, thấm sâu của ý thơ. Chế Lan Viên viết “Thơ đi giữa ý và nhạc” Maiacôpxki cho rằng “ Nhịp điệu là năng lượng cơ bản của câu thơ”.

Ví dụ: Một trong những yếu tạo nên thành cơng của Tây Tiến là chất nhạc. Xn Diệu nói “ đọc Tây Tiến như người ngậm âm nhạc trong miệng”. Ở tám câu thơ đầu chất nhạc tạo nên từ các từ láy được dùng, vần điệu, cách ngắt nhịp, đặc biệt ở sự phối thanh, câu thì tồn thanh bằng, câu thì nhiều thanh trắc…Tất cả vừa gợi hình ảnh, vừa da diết, mênh mang nỗi nhớ, nó âm vang mãi trong lòng người đọc.

Các đặc trưng này cũng là định hướng để phân tích thơ.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 137 - 138)