Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám: trước Cách mạng tháng Tám Xuân

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 49 - 54)

Diệu được coi là nhà thơ “Mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hồi Thanh). Giai đoạn này ơng có các tác phẩm thơ “Thơ Thơ” (1938) “Gửi hương cho gió” (1945). Cả hai tập thơ đánh dấu giai đoạn sáng tạo sung mãn nhất của Xuân Diệu, đồng thời cũng ghi dấu những đóng góp quan trọng và đầy ý nghĩa của nhà thơ vào đời sống nghệ thuật bởi một quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ, được bộc lộ bằng một nguồn cảm xúc mới, một cách diễn đạt thi ca mới, tác động tích cực vào ý thức cách tân trong thơ ca đương thời.

Nội dung

* Thơ Xuân Diệu thể hiện cái tơi u dời, u tha thiết cuộc sống. Hồi Thanh nhận xét “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. Thơ Xuân Diệu thơ của một con người có niềm khao khát mãnh liệt được giao cảm với cuộc đời, với con người.

“ Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều …”

(Vội vàng)

Yêu đời, u cuộc sống Xn Diệu muốn níu kéo, gìn giữ tất cả những gì tươi đẹp để tận hưởng và sống hết mình với nó.

Cho màu đừng nhạt mất Tơi muốn buộc gió lại Theo hương đừng bay đi”

(Vội vàng)

Cái tôi Xuân Diệu thiết tha yêu cuộc sống, ý thức về phần đời đẹp nhất của con người là tuổi thanh xuân sẽ một đi không trở lại nên lớn tiếng kêu gọi tuổi trẻ hãy sống cao độ, có ý nghĩa mỗi giây phút của cuộc sống.

“Mau lên chứ vội vàng lên với chứ Em em ơi tình non sắp già rồi”

(Giục giã)

“Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”

(Vội vàng)

Nhà thơ say sưa hưởng thụ cuộc sống bằng mọi giác quan tinh nhạy

“Muôn nỗi ấm với muôn ngàn nỗi mát Ta đều ăn nhấm nhía rất ngon lành”

(Thanh niên)

“Ta bấu răng vào da thịt cuộc đời”

(Thanh niên)

“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”

(Vội vàng)

Để thỏa mãn niềm khát sống mãnh liệt ấy Xuân Diệu đã tìm đến với tình yêu. Với Xuân Diệu tình yêu đơi lứa là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, đam mê mãnh liệt nhất. Và nó cũng là lý do khiến cho con người tồn tại trên thế gian này:

“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào”

(Bài thơ tuổi nhỏ)

Tình yêu trong thơ Xuân Diệu được diễn tả với mọi sắc thái, mọi cung bậc” Lúc e ấp, dịu hiền

“Anh gọi nhỏ kề tai em em hỡi Trên tay anh, em bèn viết “anh ơi!” Rồi ngó mê nhau ta mím mắt cười”

(Kỷ niệm)

Lúc nồng nàn, say đắm, si mê đến cuồng nhiệt

“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!...”

(Tương tư chiều)

“Nên lúc môi ta kề miệng thắm Trời ơi! Ta muốn uống hồn em” (Vô biên)

“Yêu tha thiết thế vẫn cịn chưa đủ Phải nói u trăm bận đến nghìn lần”

(Phải nói)

Xuân Diệu đã giúp người đọc khám phá những giá trị quý báu mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Thế giới của chúng ta thật đáng yêu đáng sống

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si”

* Thơ Xuân Diệu thể hiện tâm trạng bi quan chán nản, hoài nghi của nhà thơ trước cuộc đời

Là một nhà thơ, nhà nghệ sĩ vô cùng nhạy cảm với cuộc đời, luôn khao khát được sống cuộc đời sôi nổi với ý nghĩa, nhưng nhà thơ phải sống với hiện thực của một người dân mất nước, cuộc sống của con người bị hạn chế tù túng nên khi vấp vào thực tế thì con người với những ham sống mãnh liệt ấy thất vọng, cay đắng tê tái vì khát vọng của mình khơng được thỏa mãn

“Mỗi cử động tôi thấy đều vướng mắc Đi trong đời như một kẻ lột da”

(Lệ) Nhà thơ hốt hoảng buồn đau tuyệt vọng

“Tôi là con nai bị chiều đánh lưới

Khơng biết đi đâu đứng sầu trong bóng tối”

(Khi chiều giăng lưới)

Nhà thơ cơ đơn vì khơng tìm được sự hịa hợp với xã hội, với tình người

“ Ta là một là riêng là thứ nhất Khơng có chi bạn bè nổi cùng ta ”

( Hi mã Lạp Sơn)

Xuân Diệu muốn hiến dâng cho đời tấm tình si mê chân thành của mình nhưng đáp lại tình cảm đó chỉ là sự hờ hững lạnh nhạt

“Lòng ta là một cơn mưa lũ Đã gặp lòng em là lá khoai”

( Nước đổ lá khoai)

Tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám là thứ tình u đầy đau đớn xót xa

“ u là chết ở trong lịng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết ”

(Yêu) Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu

- Thơ Xuân Diệu thơ của một tâm hồn nhạy cảm trước sự vận động của thời gian, một trái tim ln hướng đến tuổi trẻ, tình u nơi trần thế bằng niềm yêu đời yêu sống cuồng nhiệt sôi nổi.

- Xuân Diệu đã sáng tạo một thế giới nghệ thuật đầy xn sắc, tình tứ trong đó chuẩn mực của cái đẹp không phải là thiên nhiên mà là con người giữa tuổi xuân và tình yêu

Thơ ca truyền thống thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp : “mặt hoa ”, “ mày liễu ”, “ tóc mây ”, “ phù dung như diện, liễu như mi ” ( mặt đẹp như hoa phù dung, lông mày thanh tú như lá liễu). Với Xuân Diệu thì con người là chuẩn mực của cái đẹp, là hình mẫu của mn lồi “ Lá liễu dài như một nét mi ”, “ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ”. Khẳng định vẻ đẹp, vị trí của con người là một nét đẹp mang tính nhân bản trong hồn thơ Xuân Diệu.

- Thơ Xuân Diệu ảnh hưởng sâu sắc trường phái thơ lãng mạn Pháp từ cảm hứng, tứ thơ, đề tài, nhịp điệu, cú pháp, từ ngữ

+ Sử dụng hình ảnh cường điệu táo bạo, hồn nhiên

“ Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tơi muốn buộc gió lại Theo hương đừng bay đi”

+ Đưa vào trong thơ những hình ảnh mang tính nhục thể, cường tráng, lành mạnh đầy rẫy cảm giác ( thị giác, xúc giác, vị giác…)

“ Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình u

Ta muốn thâu trong một cái hơn nhiều …” (Vội vàng) “Tôi để da tay ý dịu tràn

Gửi vào cây cỏ chút mơn man Chân trần sung sướng nghe da diết Tôi nhận xa xôi của dặm ngàn ”

( Đi dạo)

Tình yêu trong thơ Xuân Diệu được thể hiện một cách cụ thể bao gồm cả tâm hồn và thể xác

“ Hãy sát đôi đầu ! hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đơi mái tóc vắn dài Những cánh tay ! hãy quấn riết đơi vai Hãy dâng cả tình u lên sóng mắt… ”

( Xa cách)

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 49 - 54)