Khái niệm kiểu sáng tác.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 139 - 141)

I. Những kiến thức cơ bản về lí luận văn học 1.Nghệ thuật và đời sống xã hội.

12. Khái niệm kiểu sáng tác.

Nói tới kiểu sáng tác là nhấn mạnh tính loại hình của văn học: Ví dụ : kiểu lãng mạn, kiểu hiện thực, kiểu siêu thực…Mỗi kiểu sáng tác thể hiện một phương thức cảm nhận đời sống, một kiểu tự ý thức của con người, một kiểu nghệ sĩ, kiểu thể loại, kiểu giao tiếp, một phương thức biểu hiện gắn với kiểu tự ý thức của con người.

Cảm nhận sự đối lập gay gắt, khơng dung hồ giữa hiện thực và lí tưởng, hiểu lí tưởng như một sự tuyệt đối, hầu như không thể thực hiện được trong thực tế, do đó mà dẫn đến hoặc là: khẳng định lí tưởng bằng cách thốt li thực tại, khẳng định lí tưởng bằng cách hi sinh, khẳng định lí tưởng bằng cách thốt khỏi những quy định của thực tại, thích sự tương phản gay gắt khơng dung hồ.

- Về kiểu nhà văn đề cao sức mạnh của trí tưởng tượng, bay bổng. Đề cao trực giác cảm giác về sự bí hiểm, huyền bí của đời sống, nhất là đời sống tâm hồn.

- Về nội dung, văn học lãng mạn đề cao yếu tố cá tính, cá nhân con người.

Ta có thể tìm hiểu đặc điểm này qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

* Kiểu hiện thực chủ nghĩa: đặc trưng cảm nhận cuộc sống của kiểu này như sau:

- Cảm nhận thế giới một cách khách quan qua các chi tiết cụ thể, xem chi tiết là bằng chứng xác thực cho sự hiện diện của con người và xã hội lồi người.

- Khẳng định tính quy luật của môi trường xã hội đối với bản chất và đặc điểm con người. - Đời sống nội tâm cũng được hiểu như là một hiện tượng khách quan, có tính quy luật, có q trình nảy sinh, biến đổi.

- Về kiểu nhà văn, nghệ sĩ coi trọng ghi chép, quan sát, phân tích.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thể hiện rõ những đặc điểm này.

* Kiểu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

- Kiểu văn học miêu tả cuộc sống dưới ánh sáng của tưởng xã hội chủ nghĩa, phê phán xã hội cũ, đấu tranh cho xã hội mới.

- Về phương thức cảm nhận thế giới, kiểu văn học này có những đặc điểm sau:

- Cảm nhận thế giới như là sự vận động thay thế xã hội cũ bằng xã hội mới theo lí tưởng xã hội chủ nghĩa, phê phán tính chất lãng mạn, phê phán cái cũ.

- Sự đối lập gay gắt giữa xã hội mới và xã hội cũ.

- Nhiệt tình khẳng định con người mới, cuộc sống mới.

- Đối với con người thì nhấn mạnh bản chất giai cấp, tính chất tập thể tính cộng đồng hơn là cá tính.

Qua các tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”của Tơ Hồi, “Vợ nhặt”của Kim Lân, “Mùa lạc”của Nguyễn Khải ta có thể thấy rõ điều này.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 139 - 141)