Tài: Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh Nam Cao chủ yếu sáng tác theo

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 70 - 73)

II. Đọc – hiểu văn bản

1. tài: Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh Nam Cao chủ yếu sáng tác theo

đề tài sau:

* Hình tượng người nơng dân

Đây khơng phải là một đề tài mới trong văn học Việt Nam 1930 – 1945. Giai đoạn đó, nhiều nhà văn đã viết. Thậm chí viết rất hay về người nơng dân: Ngơ Tất Tố, Nguyễn Cơng Hoan, Ngun Hồng...Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra với Nam Cao: phải có những tìm tịi, phát hiện riêng. Và thực tế, Nam Cao đã có những tìm tịi.

Thứ nhất, Nam Cao khơng chỉ phản ánh đời sống khốn cùng của người nông dân. Điều quan trọng là Nam Cao đi sâu phản ánh nỗi khổ của họ về mặt tinh thần. Các nhà văn hiện thực thường viết rất hay về cái đói. Nhưng Nam Cao tập trung hơn la khai thác hệ quả, tác động tiêu cực của cái đói, miếng ăn đối với nhân cách của con người. Ơng khẳng định: cái đói, miếng ăn dễ làm con người đánh mất nhân cách. Đó là điều Nam Cao khác với những nhà văn hiện thực cùng thời khác. Việc ăn uống có tác động rất lớn đến việc hủy họa

nhân cách của Chí Phèo. Thậm tệ hơn là ở Một bữa no, con người đánh mất cả nhân cách, sĩ diện chỉ vì miếng ăn. Như vậy, điều Nam Cao phản ánh rất hay khơng phải là cái đói mà là tác động của nó đối với nhân cách của con người. Từ đó, Nam Cao tập trung phản ánh bi kịch của người nông dân: bị cự tuyệt quyền làm người. Tiêu biểu nhất là Chí Phèo và Thị Nở. Chí Phèo bị cự tuyệt khơng phải lúc ở tù ra mà ngay từ lúc sinh ra. (Sẽ hướng dẫn cụ thể trong một đề bài, phần Luyện tập). Ngồi Chí Phèo, nhân vật Thị Nở cũng phải gánh chịu bi kịch ấy. Thị là sự hội tụ những gì khốn khổ nhất của con người: nghèo, xấu, dở hơi, nhà có dịng dõi hủi. Ngần ấy lẽ khiến cả làng Vũ Đại khơng ai coi Thị Nở là người. Đó chỉ là một cơng cụ lao động biết nói. Bên cạnh Chí Phèo, Thị Nở, cịn có Lang Rận, mụ Lợi. Họ là những người lương thiện, đã bị chính xã hội, đồng loại tước bỏ quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc.

Thứ hai, Nam Cao đã khắc họa, phản ánh được tình trạng người nơng dân bị “bần cùng hóa” đến mức “lưu manh hóa”. Phản ánh điều này khơng chỉ có Nam Cao, Nguyên Hồng đã làm trong Bỉ vỏ qua nhân vật Tám Bính. Nhưng Tám Bính chỉ lưu manh khi đã trở thành thị dân hóa. Cịn Nam Cao, ơng phản ánh người nơng dân bị lưu manh hóa ngay tại q hương mình. Có những người do phải bỏ làng đi nên tiêm nhiễm thói xấu bên ngồi như Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ. Song với cu Lộ, nhân vật không đi đâu ra khỏi làng mà vẫn bị lưu manh. Khi phản ánh điều này Nam Cao đã thể hiện thái độ phê phán với xã hội hiện thực. Ông chỉ ra rằng: nguyên nhân khiến người nơng dân bị lưu manh hóa chính là sự áp bức của bọn cường hào ác bá trong làng; là những định kiến cổ hủ lạc hậu của xã hội đương thời đã đẩy một con người vốn hiền lành như cục đất đến tình trạng thê thảm như cu Lộ.

Thứ ba, Nam Cao đã phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện tốt đẹp của người nông dân ngay khi họ đã đánh mất cả hình người lần tính người. Với Chí Phèo, Nam Cao khẳng định: bên trong con quỉ ấy là một con người lương thiện. Tính thiện ln ln tiềm ẩn trong Chí Phèo, khi có điều kiện nó sẽ trỗi dậy chiến thắng cái ác. Điều kiện ấy chính là lần

gặp gỡ Chí Phèo – Thị Nở. Chính vì nhân cách trỗi dậy mà Chí Phèo đã có một hành động quyết liệt: giết Bá Kiến. Hắn giết Bá Kiến chính là hành động phản kháng để khẳng định nhân cách của một con người. Đó là một phát hiện rất sâu sắc của Nam Cao.

*Hình tượng người trí thức tiểu tư sản:

Trong văn học, các nhà văn lãng mạn cũng đã viết rất nhiều về tầng lớp này. Vậy, Nam Cao đã có những tìm tịi, khám phá riêng gì?

Thứ nhất, Nam Cao đã phản ánh cuộc sống khốn khổ của người trí thức về phương diện vật chất. Dù là nhà văn, nhà giáo họ đều là những người nghèo khổ gánh nặng cơm áo khiến họ khơng ngóc đầu lên được, cuộc sống cứ bị “mốc lên, mịn đi, rỉ ra”. Như vậy người trí thức tiểu tư sản đâu chỉ sung túc như những nhà văn lãng mạn đã từng phản ánh.

Thứ hai, ông đã thể hiện được bi kịch tinh thần của người trí thức trong xã hội. Bi kịch là trạng thái đau khổ của con người khi không thực hiện được những khát vọng, ước mơ chính đáng của mình. Tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản được thể hiện ở hai khía cạnh sau:

Bi kịch trong sự nghiệp: các nhân vật cả Nam Cao đều có những khát khao lớn trong sự nghiệp. Là nhà giáo, họ ước mơ trường lớp khang trang hơn. Là nhà văn họ ước mơ có những tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng. Quan điểm của Hộ về văn chương nghệ thuật là rất đúng đắn, rất đẹp. Nhưng rốt cục vì miếng cơm manh áo Hộ phải làm ngược lại những điều đó để cuối cùng cảm thấy cuộc đời của mình chỉ là “đời thừa”.

Bi kịch trong cuộc sống: người trí thức tiểu tư sản là người có quan niệm sống đẹp đẽ. Hộ từng tuyên bố hùng hồn: “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn

lịng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đơi vai mình”. Và trong thực tế anh ta đã có những hành động đẹp: cứu vớt cuộc đời Từ, hắn rất u vợ và thương con. Đó chính là lí tưởng sống của Hộ. Nhưng rồi chính Hộ chứ khơng phải ai khác đã chà đạp lên những lí tưởng đó: Hộ chửi vợ con, đuổi vợ con ra khỏi nhà. Và Hộ nhận ra: anh chỉ là một thằng

khốn nạn. Tiếng khóc khi nhận ra nhân cách của mình đang bị mịn đi chính là bi kịch tinh thần đau đớn cả cuộc đời Hộ. Đó là một bi kịch dai dẳng, nhức nhối. Việc phát hiện bi kịch tinh thần của người trí thức là một đóng góp rất lớn của Nam Cao thể hiện sự khái quát cao trong tác phẩm của ông.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 70 - 73)