Tính nhân dân.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 141 - 145)

I. Những kiến thức cơ bản về lí luận văn học 1.Nghệ thuật và đời sống xã hội.

13. Tính nhân dân.

Đây là khái niệm chỉ mối liên hệ sâu xa và lâu bền giữa những sáng tác văn học nghệ thuật ưu tú với tình cảm, lợi ích, tư tưởng, nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.

Tính nhân dân biểu hiện trước hết ở chỗ tác phẩm phản ánh những hiện tượng, những sự kiện, đặt ra những vấn đề mà nhân dân quan tâm, có ý nghĩa đối với vận mệnh, cuộc sống và cuộc đấu tranh của nhân dân.

Tính nhân dân địi hỏi phải thể hiện được tư tưởng, tình cảm và lợi ích của nhân dân dưới ánh sáng của lí tưởng tiến bộ nhất của thời đại.

Tính nhân dân địi hỏi tác phẩm phải được thể hiện trong hình thức trong sáng, điêu luyện phù hợp với thị hiếu của nhân dân và được nhân dân ưa thích.

Ví dụ: Tác phẩm “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành viết về cuộc đấu tranh của làng Xô Man nhưng cũng là cuộc đấu tranh sinh tử của cả nhân dân Miền Nam. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm là chân lí của thời đại có chiến tranh: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Tác phẩm cịn thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu trả thù nhà, nợ nước, yêu và trung thành với cách mạng… Hình thức của tác phẩm cũng dào dạt tính sử thi phù hợp với mục đích của văn học thời chiến tranh.

Đây là tác phẩm đã thể hiện được vấn đề mà nhân dân quan tâm, thể hiện được tình cảm của nhân dân với một hình thức trong sáng được nhân dân tiếp nhận. Vì vây có thể nói“Rừng Xà Nu” là tác phẩm mang tính nhân dân.

14.Tính dân tộc.

Đây là khái niệm chỉ mối liên hệ khăng khít gữa văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử và phân biệt với văn học các dân tộc khác. - Về nội dung: Phản ánh màu sắc dân tộc của thiên nhiên của đời sống vật chất, tinh thần của xã hội. Thể hiện tính cách dân tộc và cái nhìn dân tộc với cuộc đời.

- Về hình thức: Mỗi nền văn học dân tộc có một hệ thống thể loại truyền thống, có các phương tiện miêu tả, biểu hiện riêng, nhất là có ngơn ngữ dân tộc, thể hiện bản sắc trong tư duy và tâm hồn dân tộc.

- Tính dân tộc cịn thể hiện q trình phát triển lịch sử độc đáo của văn học cùng các đặc sắc do q trình lịch sử ấy mang lại.

- Tính dân tộc mang nội dung lịch sử và phải được xem xét theo quan điểm lich sử. Nó được hình thành trong cả quá trình lịch sử lâu dài mà những cái mốc quan trọng là sự hình thành dân tộc và sự vận dụng ngôn ngữ dân tộc làm ngôn ngữ văn học.Trong suốt q trình ấy nó khơng ngừng phong phú thêm bởi sự tiếp thu tinh hoa của nước ngồi. Vì vậy một sáng tác văn học có tính dân tộc cao phải vừa kế thừa được truyền thống văn học dân tộc, vừa đổi mới và đóng góp vào sự phát triển của truyền thống ấy.

Ví dụ: Tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu: phản ánh thiên nhiên, con người Việt Nam với những gì đặc trưng nhất.Thiên nhiên tươi đẹp, con người cần cù chăm chỉ, yêu thương, sẻ chia, đùm bọc, giàu tình, giàu nghĩa, thuỷ chung, son sắt. Nghệ thuật thể hiện: từ thể thơ đến ngôn ngữ, từ các biện pháp tu từ, đến tính nhạc… Tất cả đều đậm đà tính dân tộc.

II. Một số ý kiến đánh giá về văn học.

Đối với phần này giáo viên cung cấp cho học sinh những ý kiến, quan điểm về văn học nghệ thuật, yêu cầu học sinh khái quát được vấn đề đặt ra trong ý kiến đó. Đây vừa là cách

học sinh tập xác định vấn đề khi đứng trước một ý kiến của đề bài lí luận văn học, vừa có thể sử dụng những ý kiến này tạo thêm cơ sở khẳng định, bình luận trong bài văn này.

- “Nhà văn làm ra tác phẩm, đồng thời tác phẩm phải làm ra nhà văn”(Nguyễn Minh Châu). -> Mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm, trách nhiệm của người sáng tác phải viết một tác phẩm như thế nào để nó thực sự có giá trị, đánh dấu tên tuổi của nhà văn.

-“ Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại văn cương là một thứ khí giơí thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc trong sạch và phong phú hơn”(Thạch Lam).

-> Chức năng văn học.

- “ Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao). -> Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống.

- “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tơi và các nhà văn cùng chí hướng với tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời” (Vũ Trọng Phụng).

-> Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống.

- “Một tác phẩm có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả lồi người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, lịng bác ái, sự cơng bình…Nó làm cho người gần người hơn”. (Nam Cao).

-> Chức năng văn học.

- “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi ti tôi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đến gần con người, đến gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”(Gorki).

- “ Văn chương không đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, suy nghĩ, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao).

-> Cá tính sáng tạo của nhà văn.

- “ Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” (Pauxtốpxki).

-> Giá trị đích thực của văn chương.

- “Thơ là mở ra được một cái gì đó mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó vẫn như là bị phong kín”(Nguyễn Tuân).

-> Cá tính sáng tạo của nhà văn.

- “Tác phẩm nghệ thuật đích thực - nhất là tác phẩm ngơn từ - bao giờ cũng là phát minh về hình thức và khám phá về nội dung” (Lêơnít Lêơnốp).

-> Cá tính sáng tạo của nhà văn.

- “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cơ đúc, có dung lượng lớn, và lối hành văn đầy ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết”(Từ điển thuật ngữ văn học).

-> Đặc trưng của truyện ngắn.

- “ Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó địi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ, thể hiện trong tác phẩm của mình” (Sách văn học 12 tập 1, NXBGD 1992).

-> Phong cách nghệ thuật của nhà văn.

- “ Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí khi tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo càng hay”(Xuân Diệu) .

- “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” (Lê Quý Đôn). ->Đặc trưng của thơ.

- “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” (Ngơ Thì Nhậm). ->Đặc trưng của thơ.

- “Thơ là tiếng lịng” (Diệp Tiếp). ->Đặc trưng của thơ.

- “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” (Tố Hữu). ->Đặc trưng của thơ.

- “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. (Xuân Diệu) -> Hiện thực với thơ ca.

- “Bài thơ anh anh làm một nửa thôi

Còn một nửa cho mùa thu làm lấy”. (Chế Lan Viên) -> Hiện thực với thơ ca.

- “ Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” (Béclin). -> Hiện thực với thơ ca.

- “ Nhân vật trong tác phẩm nhiều khi thật hơn cả con người thật ở ngồi đời”. -> Nhân vật điển hình.

III. Luyện tập.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 141 - 145)