I. Những kiến thức cơ bản về lí luận văn học 1.Nghệ thuật và đời sống xã hội.
a. Giá trị nhận thức.
- Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hố những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm để đáp ứng nhu cầu nhận thức của người đọc. Vì mỗi người chỉ sống trong một thời gian, không gian nhất định với mối quan hệ nhất định, nhưng họ lại có nhu cầu nhận thức về thế giới xung quanh, ở thời gian, không gian khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Khơng chỉ vậy, người đọc cịn có nhu cầu tìm hiểu về con người nói chung và thậm chí muốn khám phá về chính bản thân mình. Tất cả những nhu cầu này đều có thể tìm thấy ở văn học, đây gọi là chức năng nhận thức của văn học.
Ví dụ: Đọc thần thoại Việt Nam nói riêng, thần thoại thế giới nói chung, ta nhận thức được về thời kì thơ ấu trong xã hội loài người. Khi ấy những hiểu biết của con người về thế giới xung quanh cịn ngây thơ, nhưng đó cũng là một cách thể hiện những khao khát khám phá và chinh phục tự nhiên của con người thủa sơ khai.
Đọc những tác phẩm văn học nước ngoài, ta hiểu được về cuộc sống, phong tục, tâm hồn, tính cách của những dân tộc khác, trong những thời đại khác nhau.
Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tơ Hoài ta hiểu được về thế giới lồi vật, nhưng đó cũng là thế giới lồi người với nhiều con người, nhiều lối sống, nhiều tính cách khác nhau, từ đó người đọc rút ra cho mình những bài học sống sâu sắc.
Đọc Toả nhị Kiều của Xuân Diệu, người đọc cịn tìm thấy chính mình, khám phá thấy chính mình trong đó. Ai cũng sẽ có lúc rơi vào trạng thái trống rỗng, sống vô nghĩa: “Cơm mai rồi lại cơm chiều, rốt cuộc ngày hai bữa cơm”, ai cũng có lúc thấy mình sống trong ao đời phẳng lặng… Để từ những nhận thức này mà con người sống có ý nghĩa hơn.
b.Giá trị giáo dục.
Con người nói chung khơng chỉ có nhu cầu nhận thức mà cịn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt đẹp…và họ tìm thấy điều ấy trong văn học, đó chính là giá trị giáo dục.
Về tư tưởng, văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ, quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Ví dụ bài thơ Từ ấy của Tố Hữu giúp ta nhận thức được ý nghĩa của lí tưởng sống cao cả để biết vươn tới, xây đắp lí tưởng sống tốt đẹp cho mình.
Về tình cảm, văn học giúp cho con người biết yêu ghét đúng đắn, biết sống nhân ái, lành mạnh, trong sáng, cao thượng. Ví dụ qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, người đọc biết căm hờn bọn cường hào ác bá chà đạp lên cuộc đời người khác để làm giàu cho mình, phê phán lối sống vơ cảm của người dân Vũ Đại góp phần tạo nên bi kịch cho Chí. Người đọc hiểu được vai trị của tình u thương qua nhân vật Thị Nở… .Tất cả những điều này khiến chúng ta biết sống yêu thương, nhân ái hơn và biết trân trọng hơn cuộc sống mình đang có. Về đạo đức, văn học giúp con người biết phân biệt phải trái, tốt xấu, đúng sai, có quan hệ tốt đẹp, biết gắn bó cuộc sống cá nhân với cuộc sống của mọi người.
Tóm lại văn học giáo dục con người sống tích cực hơn, tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, nhân ái hơn, hướng thiện hơn.