4: Phongcách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân được thể hiện qua bài tuỳ bút

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 103 - 108)

II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

4/ 4: Phongcách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân được thể hiện qua bài tuỳ bút

“Người lái đị sơng Đà”.

Dàn ý: 1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân

- Giới thiệu về tác phẩm, và đánh giá về đặc sắc nghệ thuật của tuỳ bút “Người lái đị sơng Đà”.

2. Thân bài

a.Thế nào là phong cách nghệ thuật?

Phong cách nghệ thuật là diện mạo riêng biệt của sáng tác được tạo thành bởi sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện phù hợp với một cái nhìn độc đáo đối với đời sống. Thực chất, phong cách là cách cảm thụ, phát hiện đời sống.

b.Thế nào là phong cách nghệ thuật độc đáo?

Phong cách nghệ thuật độc đáo không phải chỉ là diện mạo riêng biệt của sáng tác, là cách riêng trong việc cảm thụ và phát hiện đời sống một cách giản đơn, thông thường, mà ở sức hấp dẫn trong cách cảm thụ và phát hiện đời sống ấy. Nếu diện mạo riêng biệt của sáng

tác khơng tạo được tính hấp dẫn đối với người đọc thì diện mạo riêng biệt ấy là sự quái dị chứ không phải phong cách độc đáo.

c.Nét độc đáo chung nhất của phong cách sáng tác văn chương Nguyễn Tuân được biểu hiện như thế nào?

“Nguyễn Tuân lại hấp dẫn người đọc bởi cái nhìn sự vật am tường, tỉ mỉ, cụ thể đến mức kinh ngạc, cùng với lối suy nghĩ, dùng từ phóng túng, cố ý khơng theo khn phép có sẵn, tình u tha thiết đối với các truyền thống văn hoá dân tộc. Nhà văn nhìn sự vật từ nhiều chiều. Ơng lật mặt này, ơng trở mặt khác, xoay ngang, xoay dọc, nhìn xa, nhìn gần, khi thì bằng con mắt văn học, khi thì bằng con mắt của hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh, hay bằng con mắt của nhà Vật lý, nhà Lịch sử.” (Trích sách Văn học 12-NXB GD- 1993-Trần Đình Sử).

d.Phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân được thể hiện qua bài kí “Người lái đị sơng Đà”:

* Thể loại:

Nếu Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “ơng vua phóng sự đất Bắc”; thì Nguyễn Tn được coi là “ông vua của thể ký”. Tài hoa trong việc viết kí cho đến nay ở Việt Nam chưa có ai vượt được Nguyễn Tuân. Tài hoa độc đáo này biểu hiện đặc sắc nhất trong tập kí “Sơng Đà”.

Nét độc đáo của kí Nguyễn Tuân là ở sự kết hợp hài hồ giữa hai kiểu loại: bít kí và tuỳ bút. Phần bút kí làm nhiệm vụ ghi chép, tìm hiểu, nghiên cứu một hiện tượng đời sống. Phần tuỳ bút biểu hiện cảm hứng chủ quan, mang tính trữ tình mà hiện tượng đời sống chỉ là cái cớ để nhà văn dựa vào đó mà liên tưởng, tưởng tượng...

Với bài kí “Người lái đị sơng Đà”, Nguyễn Tn đã thể hiện nét phong cách này hết sức tài tình. Từ những hịn đá trên sông vốn vô tri vô giác, vô hồn vô cảm, tác giả đã dùng

phép liên tưởng tưởng tượng kết hợp với nhân hoá dựng lên sống dậy cả một đồ bàn thạch trận có đủ binh hùng tướng dữ, đá tướng, đá quân...và thạch chiến.

* Kết cấu:

- Hình ảnh người lái đị sơng Đà:

+ Được khắc hoạ với một kết cấu vừa khái quát, vừa cụ thể: +/ Khái qt: Lịch sử về người lái đị sơng Đà.

+/ Cụ thể: Một lần vượt thác từ đầu nguồn đến cuối nguồn.

+ Được thể hiện bằng lời kể xen miêu tả trực tiếp cùng với hình thức đối thoại. - Hình ảnh con sơng Đà:

+ Con sông Đà được miêu tả trực tiếp trong mối quan hệ với người lái đị: “Tơi xin ghi ở đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đị trên chiến trường sơng Đà, trên một quãng đường thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà”.

+/ Con sơng của mùa xn trữ tình thơ mộng: “Mùa xn dịng xanh ngọc bích, chứ nước sơng Đà khơng xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô”.

+/Con sông của mùa thu “lừ lừ cái màu đỏ giận dữ...”.

- Hình ảnh con sơng trong q khứ (hình thức kể xen với suy luận) “Con sơng Đà đã ác như người dì ghẻ, chúa đất chia bến ngăn sơng càng làm cho sơng Đà ác thêm”.

- Hình ảnh con sơng trong hiện tại (hình thức suy tưởng là chủ yếu) “Sơng Đà dì ghẻ sẽ trở nên mẹ hiền lành, trở thành người mẹ nhân từ của tất cả người Thái, người Mường, người Kinh ở hai ven sông Đà...từ nay sông Đà càng ngày càng xanh vẽ mãi lên một niềm hoài vọng...”.

* Bút pháp thể hiện:

+ Bút pháp lãng mạn: “Con sông Đà tuôn dài, tn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân”.

+ Bút pháp hiện đại: Khám phá con sông Đà dưới con mắt của một nhà điện ảnh: “Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây tồn bằng nước sơng xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy, cả người quay phim, cả người đang xem”.

+/ Có khi là những đường nét điêu khắc rắn rỏi, gân guốc, có góc cạnh: “Cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng, thua cái thuyền đánh trúng vào cửa sinh nó chấn lấy”.

+/ Có khi là những thế võ hay vật: “sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền”; “Nước bám lấy thuyền như đơ vật túm thắt lưng ơng đị địi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la nạo bạt”.

+/ Có lúc vận dụng cả chiến thuật quân sự để miêu tả, thể hiện cuộc đối đầu giữa người lái đò cùng với đồ bàn thạch trận dữ tợn hiểm nguy: “vịng đầu vừa rồi, nó nở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh này nằm lập lờ phía tả ngạn sơng”.

*Cách sử dụng ngôn từ và viết câu:

- “Ơng đị ghì cương lái”: Từ “cương lái” đã làm cho hình ảnh con thuyền trở thành một con chiến mã đang tả đột hữu xung trong đồ bàn thạch trận, làm cho hình tượng người lái đị vượt qua cái giới hạn của người lao động bình thường kiếm sống bằng nghề chèo đị trên sông nước để trở thành một chiến binh thuỷ mã oai hùng.

- Dùng từ ngữ mạnh bạo, bất ngờ mà hợp lí khiến cho lời văn có ấn tượng, xúc cảm mạnh mẽ, khó quên: “chưa hề bao giờ tơi thấy dịng sơng Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa

con sông ta ra đổ mực tây vào mà gọi bằng một cái tên lếu láo rồi cứ thế mà phết vào cái bản đồ lai chữ”.

- Câu văn của tác phẩm này cũng vậy, nhiều câu như một lời nói, một hơi thở, nói cho hết một mạch những ngổn ngang của sự vật, hiện tượng mà dường như khơng cần sắp xếp, nên có những từ, những ý tưởng như thừa. Song thực ra chính cách làm này lại tạo cho mạch văn, hồn văn cái vẻ đẹp của sự trùng điệp, hấp dẫn và rất riêng: “Từ trên tàu bay mà nhìn xuống sơng Đà, khơng ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn nghoèo dưới chân mình kia lại chính là con sơng hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đị sơng Đà”.

*Hình thức liên tưởng, tưởng tượng:

- Nguyễn Tuân miêu tả con sơng Đà dưới góc độ văn hố, thẩm mĩ. Nhà văn nhìn sơng Đà khơng phải như một cảnh vật thiên nhiên đơn thuần mà như một thực thể sống, như một con người:

+ Có khai sinh: “Sơng Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Li Tiên”. + Có nhập quốc tịch: “đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam”.

+ Biết vui buồn, giận dữ.

->Đây chính là tính hình tượng, là nét đặc sắc của nghệ thuật văn chương, tạo nên sự khác biệt cơ bản nhất của bài tuỳ bút văn chương này so với một văn bản nghiên cứu Địa lí về sông Đà.

- Liên tưởng cách bức, đột biến như trong thơ ca tạo nên những bất ngờ thú vị cho sự miêu tả, thể hiện:

+ “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.

+ “Chao ơi, trơng con sơng, vui như thấy nắng giịn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.

->Quả là khó đốn trước được diễn biến của hình ảnh của câu văn, đọc tiền văn mà khơng đốn được hậu văn. Đây là điều tạo nên tính hấp dẫn thú vị đối với người đọc.

*Hình thức cường điệu:

- “mặt sơng trong tích tắc lố sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng”.

- “Tiếng nước thác nghe như là ốn trách...Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.

-> Đây là những hình ảnh cường điệu gợi lên được hình ảnh dữ dội của thiên nhiên từ thuở hồng hoang một cách đặc sắc.

-> Đặc sắc nữa là trong nghệ thuật cường điệu này, tác giả đã kết hợp thủ pháp tương phản để tương sinh rất độc đáo: lấy sức lửa để miêu tả sức nước sông Đà.

3. Kết bài

- Nhấn mạnh vào tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút - Trình bày ý kiến, đánh giá của bản thân.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 103 - 108)