Song song với việc giảng dạy, rèn kĩ năng cho học sinh, yêu cầu học sinh làm nhiều bài
tập, thì đồng thời giáo viên cũng phải chăm chỉ chấm chữa bài cho học sinh. Kinh nghiệm cho thấy học sinh nào càng chịu khó làm bài tập, chịu khó làm bài chữa sau khi giáo viên đã chữa và trả bài, thì sự tiến bộ của học sinh đó rất nhanh và vững chắc. Sự thành cơng của các em một phần quyết định từ việc chấm chữa bài của giáo viên. Vì vậy việc chấm bài khơng
thể theo cảm hứng, cảm tính mà địi hỏi phải ngiêm túc, cơng bằng, khách quan, có tính động viên. Theo chúng tôi người chấm văn phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, xác định các khâu chấm bài ít nhất có 4 khâu: thẩm định, sửa chữa, phê duyệt và cho điểm.
Khâu thẩm định phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của mỗi đề bài. Nên định ra một chuẩn mực về nội dung và hình thức. Nói chung hai chuẩn mực tổng qt là đủ ý và chỉnh lời.
Trong khâu sửa chữa, phê duyệt, giáo viên phải có quan điểm chấm rõ ràng. Khi chấm nên nhìn nhận và cho rằng bài làm của học sinh là một sản phẩm lao động, một sản phẩm sáng tạo cực nhọc của các em. Tiếp xúc với bài làm của học sinh là tiếp xúc với một tiếng nói, một con người, đằng sau dịng chữ các em đang hồi hộp chờ mong từng ngày, từng giờ cái giây phút thầy giáo cơng bố kết quả lao động của mình. Vì vậy giáo viên phải có được thái độ ứng xử đẹp đẽ, đúng đắn trước mọi điều hay dở trong bài làm của học sinh. Nên trân trọng từng tìm tịi, cảm thơng từng sai sót, vừa nghiêm khắc, vừa độ lượng trước từng khuyết điểm của học sinh. Muốn vậy, người chấm phải đọc kĩ, lắng nghe tìm hiểu từng chữ, từng lời của học sinh trên bài làm. Nắm bắt mạch văn và cách tư duy của các em, khơng nên lấy cách nghĩ của mình để gạt bỏ phê phán học sinh, những ý nghĩ độc đáo cần được biểu dương, khuyến khích.
Lời phê của giáo viên cần tránh sự giễu cợt làm các em tự ti, xấu hổ.Thái độ sửa lỗi của thầy cho học sinh dân tộc phải rất mềm dẻo, nghiêm khắc mà nhã nhặn. Nên cho rằng trong bất cứ bài làm nào của học sinh cũng có những ưu điểm đáng kể. Chê khuyết điểm thì dễ, nhưng phát hiện và nâng đỡ các ưu điểm, cố gắng dù rất nhỏ bé nhưng có triển vọng, phát sinh từ trí tuệ học sinh mới là khó. Nếu cần phê thì khen trước, phê sau, nên nói theo kiểu: Rất đáng tiếc, giá mà viết thế này, thế kia thì tốt hơn…Cần tránh lời nhận xết chung chung,
lời nhận xét phải nói được sự tiến bộ hay chưa để học sinh còn phấn đấu thêm. Các lỗi được chỉ ra phải yêu cầu học sinh viết lại, giáo viên tiếp tục theo dõi, sửa chữa.
Khi chấm bài không chỉ phải đọc kĩ mà tránh chấm theo ấn tượng và định kiến với mỗi học sinh. Chấm mỗi bài chưa nên cho điểm ngay mà dùng kí hiệu, chờ khi chấm xong, có sự tương quan, có đánh giá chung, mới quyết định điểm số.
Khi chấm bài của học sinh không nên chấm quá thấp với những bài tạm thời chưa được tốt. Nếu không các em dễ xấu hổ với bạn bè, thiếu tự tin vào năng lực của mình, khơi lên ý thức tự ti trong bản chất người dân tộc của các em, điều đó rất bất lợi cho hiệu quả ôn luyện.
Thứ hai, giáo viên phải có yêu cầu cao và kiên quyết với học sinh ơn đội tuyển văn về
việc trình bày diễn đạt, việc khắc phục lỗi chính tả, dùng từ… Phải cho các em hiểu được: đã là một bài thi học sinh giỏi thì khơng thể bị sai lỗi chính tả và trình bày cẩu thả được. Việc chữa lỗi chính tả cho học sinh dân tộc phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, cần mẫn giống như là thích thú của giáo viên. Bởi vì kĩ năng này là em rất yếu, hổng rất nhiều từ các lớp dưới.
Thứ ba, giáo viên phải đề cao việc trình bày đẹp của một bài văn, coi đó là một biểu hiện cái nhìn của thẩm mĩ của một người học văn giỏi. bởi vì văn nghĩa gốc là đẹp. Giáo viên có thể lấy các tác phẩm Tờ hoa, Trang hoa,
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để vừa giảng vừa giáo dục các em điều này. Hơn nữa
hình thức trình bày là một mục có điểm trong các đáp án chấm thi học sinh giỏi các cấp. Do vậy giáo viên dạy đội tuyển phải tận dụng điều này.
Nếu những học sinh viết chữ khó đọc thì phải u cầu các em đó luyện chữ viết thật nhiều bằng cách chép thơ, văn vào sổ tay, để dần dần chữ viết khơng đẹp thì phải rõ ràng, dễ đọc. Kết quả là càng về sau, chữ viết của các em sẽ càng đẹp hơn.
Nói như thế khơng có nghĩa là giải đạt là vì chữ đẹp hay xấu. Nhưng rõ ràng là chữ viết góp phần để bài văn, ý văn đẹp hơn, rõ hơn.