1: Đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”?

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 93 - 96)

II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

1/ 1: Đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”?

Dàn ý: 1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân

- Giới thiệu về tác phẩm, và đánh giá về đặc sắc nghệ thuật của “Chữ người tử tù” 2. Thân bài

a.Nghệ thuật kể chuyện cổ kính mà cũng rất hiện đại: -Cổ kính:

+Cổ kính ở việc miêu tả các động tác, lời nói, ý nghĩ...của nhân vật rất đúng với những con người thời đại phong kiến cổ xưa: cử chỉ chậm rãi, cách xưng hô “ta”, “ngươi”, “thầy quản”, “thầy thơ lại”, “xin bái lĩnh”...

+Cổ kính trong việc dựng bối cảnh: bối cảnh của một ngục tù thời phong kiến: cảnh giao nhận tử tù, cảnh tử tù trong ngục thất, cảnh giao tiếp giữa tử tù và quản ngục, giữa tử tù và thầy thơ lại, cảnh cư xử đối đáp của lính canh ngục với tử tù, âm thanh (tiếng trống) chuyển canh nơi ngục tù...Tất cả đều sống động, tinh tế tựa như tác giả được chứng kiến, được trải qua đích thực mơi trường hồn cảnh đó vậy. Điều này biểu hiện vốn hiểu biết sâu đậm và trí tưởng tượng tinh tế, tài năng sắp đặt bố cục và vẽ tranh bằng ngôn từ nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân.

-Hiện đại:

+Biểu hiện ở việc dùng kết cấu tác phẩm tự do biến hóa, khơng gị bó bởi lối viết chương hồi cổ điển. Văn viết biến hóa, đọc tiền văn khơng đốn được hậu văn. Ban đầu không ai nghĩ một người cao đạo, trọng chữ thánh hiền như Huấn Cao lại chịu cho quản ngục chữ, cũng không ai nghĩ trong ngục tối lại có sự biến đổi ngược quy luật: khách thành chủ, chủ lại là khách; tử tù thành người cầm quyền trong nhà ngục, còn quản ngục thì trở thành kẻ hầu hạ, phục tùng tử tù tự nguyện. Chính lối kết cấu ấy đã thu hút sự chú ý của người đọc tạo nên sự ám ảnh và sức hấp dẫn lớn đối với người đọc.

+Khắc họa hình tượng nhân vật Huấn Cao mang đúng phong thái của một trí thức phong kiến chân chính, một bậc trượng phu ngời sáng về bản lĩnh, nhân cách, luôn coi điều chính nghĩa, đạo lí chân chính làm trọng, coi cái chết nhẹ tựa lơng hồng. Đọc tác phẩm, gặp gỡ với Huấn Cao, mặc dù khơng hề nói về tơn chỉ mục đích của cuộc khởi nghĩa do ơng cầm đầu, nhưng người đọc luôn tin tưởng vào con đường đúng đắn của ông Huấn và đồng sự của ông. Đặc biệt là đến phút cuối cùng của cuộc đời ông Huấn vẫn tiếp tục hành cái đạo chân chính

của mình là ban tặng chữ cho người tri kỉ và thức tỉnh điều thiện cho con người trong chốn độc ác và tối tăm.

b.Nghệ thuật tương phản đối lập được sử dụng một cách sắc sảo đạt tới những giá trị

thẩm mĩ xuất sắc, nhất là đoạn văn cho chữ cuối truyện (tử tù > <quản ngục; tấm lụa trắng > <ngục tù bẩn thỉu đầy phân chuột, phân rán; ánh sáng ngọn đuốc> <bóng tối nơi nhà ngục; chữ thánh hiền sang trọng, quý giá, sáng ngời> <ngục tù tăm tối; cái thiên lương> <cái bất lương; cái nhân văn> <cái bất nhân; cái ngẩng đầu> < cái cúi đầu; cái sang> < cái hèn...).

c.Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật đạt trình độ bậc thầy:

-Hình tượng Huấn Cao là chủ đạo, hình tượng quản ngục và thầy thơ lại vừa mang đặc điểm riêng lại vừa trở thành nhân vật tác động, nhân vật bổ trợ nhằm làm cho hình tượng chủ đạo Huấn Cao thêm nổi bật hơn.

-Nét độc đáo nhất ở việc xây dựng hình tượng Huấn Cao là khắc họa được đầy thuyết phục sâu đậm cái tài hoa và bản lĩnh, khí phách hơn người của nhân vật này: hơn người ở tài chữ nghĩa, hơn người ở khí phách kiên cường, hơn người ở sự toàn tài “văn võ đều kiêm toàn cả”, hơn người ở phẩm chất thiên lương. Trong khi hầu hết các nhân vật trong tập Vang

bóng một thời chủ yếu được khắc họa nhấn mạnh vào khía cạnh tài hoa, thì Huấn Cao là

hình tượng hiếm và khác hẳn bởi ở nhân vật này tác giả đã xây dựng hài hòa giữa tài và tâm độc đáo, hấp dẫn.

d.Qua tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã biểu hiện thái độ, ý thức của mình là ln đi tìm cái đẹp trong những đề tài gai góc, phức tạp nhất. Trong truyện này, việc phát hiện khám phá được bản chất thiên lương, tình yêu, niềm trân trọng cái đẹp trong con người quản ngục là một thành công nghệ thuật xuất sắc thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. (Có thể liên hệ đối chiếu ý này với việc phát hiện thấy bản chất người trong

con quỹ dữ Chí Phèo trong truyện Chí Phèo của Nam Cao).

- Tổng kết, nhận xét vấn đề bàn luận

- Tác phẩm thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân, đồng thời tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của tác giả trước Cách mạng.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 93 - 96)