5: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo trong tácphẩm cùng tên của

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 89 - 93)

II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

5/ 5: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo trong tácphẩm cùng tên của

Nam Cao?

Dàn ý: 1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật Chí Phèo và bi bị cự tuyệt quyền làm người 2. Thân bài

a) Giải thích

- Bi kịch: trạng thái tinh thần đau đớn, xót xa, tuyệt vọng của con người khi có những ước mơ, khát vọng cao đẹp nhưng thực tế không đạt được, không thực hiện được.

- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo: Chí Phèo khao khát được làm người lương thiện, được đồng loại chấp nhận vào xã hội loài người nhưng thực tế không được, xã hội không thừa nhận Chí Phèo là người.

b) Phân tích – Chứng minh

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo gồm một chuỗi các sự kiện trải dài, nối tiếp trong cuộc đời Chí. Mỗi lần hắn cố gắng vươn lên, lại bị vùi xuống sâu hơn, tấn bi kịch càng thê thảm hơn:

- Lần thứ nhất: ngay từ lúc sinh ra, Chí Phèo đã bị bỏ rơi. Người vứt Chí Phèo vào lị gạch đồng nghĩa với việc tước bỏ quyền làm người của Chí. Nỗi đau của Chí Phèo là chính người đẻ ra hắn lại là người muốn tước đoạt đi quyền sống của hắn. Mặc dù vậy, Chí Phèo vẫn vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh trớ trêu để làm một con người chất phác, lương thiện. - Lần thứ hai: khi Chí Phèo bị Bá Kiến đẩy vào tù vơ cớ. Đi tù – Chí mất quyền của một con người tự do, quyền làm người lương thiện; hơn thế nhà tù thực dân còn biến hắn trở thành một kẻ lưu manh. Không phải vô cớ mà khi ở tù ra, người đầu tiên, nơi đầu tiên Chí Phèo tìm đến đó là Bá Kiến, nhà Bá Kiến. Hắn muốn báo thù.

- Lần thứ ba: khi Chí Phèo ở tù về. Chí Phèo phải gánh chịu bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người ngay từ những ngày đầu mới về làng. Cả làng Vũ Đại khơng ai u thương Chí, khơng ai cho Chí Phèo ăn, thậm chí khơng ai đối thoại với hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo thể hiện khao khát được giao tiếp với xã hội lồi người. Giá mà có ai đó đáp lại hắn, dù chỉ một lời? Đau đớn thay! Người ta khơng them đáp vì người ta không thèm chấp. Không ai coi hắn là người. Thế nên Chí Phèo mới đến xin Bá Kiến cho đi ở tù còn sướng hơn ở làng. Để rồi kể từ đây bằng thủ đoạn không ngoan, gian hùng, Bá Kiến giúp Chí có cơm ăn, rượu uống. Nhưng đổi lại, Chí Phèo đã phải trả giá bằng chính nhân cách của mình, hắn trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại. Vậy là Chí Phèo lại tha hóa thêm bước nữa: từ một kẻ lưu manh thành một tên cơn đị, cũng có nghĩa là hắn càng bị lún sâu hơn vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người vì hắn càng tha hóa thì xã hội lồi người càng xa lánh, kinh tởm, ghê sợ hắn. - Lần thứ tư: khi Thị Nhở “tuyệt tình” hắn. Bằng một thứ tình yêu bản năng mà cũng rất người, Thị Nở đã từng khơi dậy phần lương tri tốt đẹp ẩn chứa sâu kín trong Chí Phèo. Tưởng rằng thị sẽ là người giúp hắn, hắn mừng lắm, hắn hi vọng và chờ đợi. Nhưng chỉ vì mấy lời nói của bà cơ, Thị Nở đột ngột dứt tình với hắn. Thị “tuyệt tình” hắn đồng nghĩa với việc cắt phăng sợ dây liên kết duy nhất có thể giúp Chí Phèo gia nhập xã hội lồi người. Con đường cuối cùng Chí Phèo có thể đi, cũng là con đường đau đớn nhất của hắn: buộc phải chết lúc khao khát sống nhất. Vì sao Chí Phèo khơng đến nhà bà cơ Thị Nở? Vì Chí Phèo khơng giết được bà cơ Thị Nở. Làm sao Chí Phèo có thể giết chết được những định kiến cổ hủ, lạc hậu của xã hội đã bủa vây, bám riết lấy cuộc đời mình?

Xã hội ấy sẽ nhất mực, kiên quyết cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo. Cái chết của Chí Phèo là kết cục điển hình cho nỗi thống khổ của con người trong xã hội thực dân phong kiến – một xã hội phi nhân tính

- Phơi bay thực trạng đen tối, bất công của xã hội đương thời và số phận đau thương cùng cực của người nông dân nghèo.

- Bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với những số phận nhỏ bé, bất hạnh, đồng thời tố cáo tội ác của xã hội phi nhân tính

- Phát hiện, khẳng định, nâng niu, trân trọng những nhân cách tốt đẹp, bản chất lương thiện vốn có của con người.

- Cảnh tỉnh, kêu gọi con người: hãy cứu lấy nhân tính – phẩm chất tốt nhất của mỗi con người, hãy biết yêu thương và giúp đỡ đồng loại của mình.

3. Kết bài:

Tóm lại qua bi kịch của nhân vật Chí Phèo đã thể hiện tập trung giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

CHUYÊN ĐỀ 3: NGUYỄN TUÂNPHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ I.Cá tính:

-Ngơng (Tài hoa và uyên bác).

-Ham sống, sống hết mình vì cuộc đời, hết mình vì nghệ thuật.

-“Con người ấy đã yêu thì mê đắm, đã ghét thì phải căm thù, đã uống rượu thì phải uống cả cấn “dĩ tận vi độ”, đã đi thì đến đầu sơng ngọn nguồn, tới những nơi tột cùng của Tổ quốc, đã tìm hiểu bàn bạc thì phải tìm cho đến ngành ngọn gốc rễ”.

-Coi nghệ thuật văn chương là một nghề rất thanh cao. Ông gọi những trang văn, tờ văn là những “Tờ hoa”, “Trang hoa”.

II.Phong cách nghệ thuật:

1.Sự chuyển đổi trong nội dung và mục đích sáng tác của Nguyễn Tuân:

-Trước cách mạng tháng Tám, nét phong cách của Nguyễn Tuân gắn với chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa hưởng lạc, với thái độ sống vô trách nhiệm, “với đủ loại tật bệnh điển hình” (Nguyễn Đăng Mạnh).

-Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đi theo cách mạng, trở thành nhà văn cách mạng tiêu biểu, chủ nghĩa xê dịch vẫn cịn nhưng khơng cịn là sự hưởng lạc ích kỉ mà gắn với công tác cách mạng, gắn với những chuyến đi thực tế, khơng cịn thấy “Thiếu quê hương” mà ở đâu, đi đâu cũng thấy là quê hương mình” (Nguyễn Đăng Mạnh).

2.Tuỳ bút là thể tài sáng tác chủ yếu và đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân.

-“Cá tính và phong cách Nguyễn Tuân tự tìm đến thể tuỳ bút như là một tất yếu. Trong văn học, có lẽ đây là thể tài chủ quan nhất và tự do nhất” (Nguyễn Đăng Mạnh).

-“Tìm trên báo chí, những người đã viết dăm ba bài tuỳ bút, bút kí chắc khơng ít. Nhưng trở thành một nhà tuỳ bút, chỉ chuyên viết tuỳ bút, tạo ra cho mình một sự nghiệp văn chương chủ yếu bằng bút kí, tuỳ bút, có lẽ chỉ có Nguyễn Tn” (Nguyễn Đăng Mạnh).

-Tuỳ bút Nguyễn Tuân có 2 đặc điểm: +Có yếu tố truyện.

+Mang đậm tính bút kí.

Nghĩa là có dùng nhiều đến trí tưởng tượng để dựng cảnh, dựng truyện và có mơ tả tâm lí, khắc hoạ tính cách nhân vật đến chừng mực nào đấy” (Nguyễn Đăng Mạnh).

Nghĩa là ghi chép sự thật và thơng tin thời sự chính xác” (Nguyễn Đăng Mạnh).

3.Bút pháp Nguyễn Tuân vừa hiện đại, vừa cổ kính:

“Cách viết và lối văn dường như cổ kính đĩnh đạc mà lại rất mới” (Tơ Hồi).

4.Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân rất tài hoa và uyên bác.

-“Sông Đà, cũng như nhiều tuỳ bút, bút kí khác viết về thiên nhiên đât nước, chính là những áng thơ trữ tình bằng văn xi ngợi ca Tổ quốc ta giàu đẹp”.

-Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân đều tài hoa.

-Tưởng tượng nhiều điều kì cục, ngộ nghĩnh, nhiều biện pháp tu từ thú vị.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 89 - 93)