Rèn kĩ năng viết câu, đoạn chuyển tiếp.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 35 - 37)

Như chúng ta đã biết, một bài văn là một thể thống nhất hoàn chỉnh, được tạo nên bởi các phần, các đoạn, các câu. Giữa các phần này có thể tự thân nó có sự kết dính vì chúng chung một nội dung, chủ đề…Nhưng có nhưng phần, những đoạn tự thân khơng kết dính thì chúng ta phải sử dụng các phương tiện chuyển tiếp. Một thực tế cho thấy, nhiều học sinh kĩ năng chuyển câu, chuyển ý, chuyển đoạn rất kém, bài văn rời rạc, chắp nối vụng về, nghĩa là bài văn bị phá vỡ. Vì vậy khơng thể khơng rèn luyện kĩ năng viết câu đoạn chuyển tiếp. Đối với học sinh giỏi văn thì điều này càng quan trọng và cần thiết hơn. Khơng thể có một bài

văn giỏi mà mối quan hệ nội dung, hình thức lại kém khiến bài viết không nhuần nhuyễn, không mượt mà, không để lại ấn tượng sâu sắc. Muốn làm tốt khâu này học sinh cần nắm được:

* Vị trí cần có sự chuyển tiếp trong bài văn: Giữa các phần trong bố cục ba phần của bài văn. Giữa các đoạn ý và đoạn ý, giữa trình bày luận điểm, lập luận với luận cứ.

* Các cách chuyển tiếp:

Thứ nhất, dùng các kết từ hoặc các từ ngữ tương đương với kết từ:

Để nối các đoạn có quan hệ thứ tự với nhau: trước tiên, trước hết, tiếp theo, sau đó, một là, hai là, cuối cùng, sau cùng…

Để nối các đoạn có quan hệ song song: một mặt, mặt khác, ngồi ra, bên cạnh đó, đồng thời…

Để nối các đoạn có quan hệ tương đồng: tương tự, cũng thế, cũng vậy, cũng giống như trên…

Để nối các đoạn có quan hệ tăng tiến: vả lại, hơn nữa, thậm chí…

Để nối các đoạn quan hệ nhân quả: bởi vậy, bởi thế, cho nên, vì lí do trên…

Để nối các đoạn có quan hệ tương phản: nhưng, song, tuy nhiên, tuy thế, tuy vậy, thế mà, thế nhưng, trái lại, ngược lại…

Để nối một đoạn có ý nghĩa tổng kết với các đoạn trước: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy là, có thể nói…

Thứ hai, dùng câu chuyển đoạn:

Chêm vào mạch văn những câu thông báo trực tiếp về ý định chuyển đoạn của người viết:

Ví dụ: Ở trên chúng ta đã bàn về các nhà văn hiện thực, nếu như các nhà văn hiện thực phê phán muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời như Vũ Trọng Phụng từng tun ngơn thì các

nhà văn lãng mạn chủ trương thoát ra khỏi hiện thực…Và bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu về các nhà văn này.

Chuyển đoạn bằng những câu nối kết ý một cách tự nhiên.

Ví dụ: “Ca dao yêu thiên nhiên, nhưng yêu nhất là con người. Chúng ta không thể nào kể hết những câu hát nói về tình u của dân chúng…

… Nhưng đã yêu là phải nhớ. Người dân ta nhớ như thế nào?... … Nhớ nghĩa là buồn. Người Việt Nam ta buồn như thế nào?...”

Sau dấu ba chấm thứ nhất là những câu ca dao về tình yêu. Sau dấu ba chấm thứ ba là nỗi nhớ trong ca dao về tình yêu. Sau dấu ba chấm cuối cùng là nỗi buồn trong ca dao tình yêu. Đây là cách chuyển ý khiến bài văn tự nhiên, trơi chảy đi vào lịng người đọc nhẹ nhàng, tinh tế.

Thứ ba, trên đây là một số cách chuyển tiếp cơ bản, có thể nói cách chuyển tiếp vơ cùng phong phú, học sinh cần phải có sự lựa chọn phù hợp với nội dung bài viết, để bài văn vừa mạch lạc, vừa lưu lốt. Muốn như vậy thì việc lun tập cũng cân cơng phu. Có thể luyện tập như thế này:

Học thuộc các cách chuyển tiếp cơ bản.

Xác định sự chuyển tiếp trong các bài văn nghị luận, phân tích cách chuyển tiếp trong đó để học tập: Tại sao người ta lại chuyển tiếp như vậy? Cách chuyển tiếp ấy có hay khơng? Hay ở chỗ nào?

Tìm các cách chuyển tiếp khác, so sánh, đối chiếu để chọn cách hay nhất. Tập tìm cách chuyển tiếp khác nhau trong khi luyện viết văn.

Tập đánh giá, nhận xét sửa chữa cách chuyển tiếp của nhau.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 35 - 37)