5: Phân tích hình tượng con sơng Đà được khắc họa tài hoa đặc sắc trong tùy bút

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 108 - 113)

II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

5/ 5: Phân tích hình tượng con sơng Đà được khắc họa tài hoa đặc sắc trong tùy bút

“Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn.

Dàn ý: 1. Mở bài

2. Thân bài

a. Hình tượng con sơng Đà với những vẻ đẹp hùng vĩ, trữ tình, thi vị

-Nét hùng vĩ của thác ghềnh thượng nguồn con sông: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Lng,

dài hàng cây số, nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió, cuồn cn luồng gió gùn nghè suốt năm...”.

->Một cảnh hùng vĩ của sông nước, của thác ghềnh trùng điệp hiếm thấy. Nghệ thuật điệp ngữ nối tiếp đã đạt hiệu quả thẩm mĩ xuất sắc, gợi ấn tượng và cảm xúc mạnh đối với người đọc.

- Nét hùng vĩ của sông núi đá lũy thành: “...Hùng vĩ của sơng Đà khơng phải chỉ có thác đá.

Mà nó cịn là những cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời...Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái nhà tầng thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

->Một cảnh vách thành sơng đầy chất tạo hình: vừa vẽ, đúc, chạm được hình, gợi được sự quan sát thị giác rất tỏ và tinh tường như nhìn thấy tận mắt cái vách thành ấy; đồng thời vừa gợi được cảm giác lạ lẫm, bí hiểm, vừa kì thú vừa thấy nhỏ nhoi lạnh người thật sống động. - Nét hùng vĩ của dịng sơng trải dài trơi chảy: “...Sơng Đà như một áng tóc mun dài dài

ngàn ngàn vạn vạn sải”.

-> Nét hùng vĩ được tạo nên nhờ sự cảm nhận qua việc sử dụng chính xác tinh luyện một chữ “áng” đầy biểu cảm cùng các điệp từ toàn phần từng cặp âm tiết nối tiếp 3 lần liên tục

“dài dài”, “ngàn ngàn”, “vạn vạn”. Một lời văn trùng điệp đầy chất thơ.

- Nét hùng vĩ của trời mây bao phủ sông Đà: “trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa

gạo tháng ba và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

-> Hai chữ “cuồn cuộn” gợi được cảm nhận mạnh mẽ về sự hùng vĩ của khói mây bầu trời miền Tây Bắc trên sơng Đà.

b.Hình tượng con sơng Đà mang vẻ đẹp trữ tình, thi vị:

-> Nghệ thuật so sánh tài tình đã tạo được một sự liên tưởng bất ngờ, thi vị, gợi được cái vẻ đẹp duyên dáng trùng điệp đầy ấn tượng và hấp dẫn của dịng sơng.

- Màu sắc: “đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo

tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân”.

-> Nghệ thuật điểm tô chấm phá: hoa ban, hoa gạo ven sơng như cài thêm lên mái tóc của nàng thiếu nữ sơng Đà, tơ điểm cho dịng sơng đã rất đẹp ở dáng hình càng rực rỡ, thi vị hơn lên ở màu hoa cài điểm ấy.

- Ở sự trong trẻo, tinh khiết: “Mùa xn dịng xanh ngọc bích, chứ nước sơng Đà khơng

xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô”.

-> Cái tinh khiết được gợi lên ở cách ví von nước sơng với ngọc bích và cách so sánh nước sơng Đà với nước sơng Gâm, sông Lô. Điều này gợi lên được một vẻ đẹp vừa trong xanh, vừa sang trọng đầy sức quyến rũ của sông Đà.

- Ở sự hoang sơ, tự nhiên của cảnh vật: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ...Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

-> Nét hoang sơ được gợi lên từ cái “lặng tờ”, yên ắng của cảnh, là hình ảnh đàn hươu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Đăch biệt là cách tả theo kiểu luận bàn, so sánh liên tưởng độc đáo hiếm thấy.

Tiểu kết:

Nét hùng vĩ, thi vị trữ tình của thiên nhiên sơng nước mây trời thì có nhiều tác phẩm văn chương nghệ thuật khắc họa đạt trình độ xuất sắc. Điều đáng nói trong cái hùng vĩ trữ tình thi vị của cảnh thiên nhiên trên sông Đà qua tác phẩm này là ở chỗ: nó được khám phá, cảm nhận một cách rất mới mẻ bằng bút pháp tổng hợp nhiều góc cạnh, giác quan và hiện lên mang được vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên vùng đất Tây Bắc, khơi gợi được tình yêu

cũng như sức hấp dẫn của người đọc đối với dịng sơng Đà và đối với miền đất phía Tây Bắc của Tổ quốc này.

b. Hình tượng con sơng Đà với sự dữ dằn, hung bạo - Sự hung bạo của thác ghềnh dữ dội:

+ Cảnh Ghềnh Hát Loóng: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số, lúc nào

cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đị Sơng Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.

-> Ghềnh Hát Loóng được miêu tả như một tên đao phủ của thủy thần, một con thuồng luồng của sông Đà như ốn hận điều gì ghê gớm với con người ở cõi trần gian, thường trực đòi học đền mạng. Cách dùng từ ngữ “đòi nợi xuýt” biểu hiện sâu đậm điều này. Cịn cụm từ “dễ lật ngửa bụng thuyền ra” thì gợi được cái dữ dội ghê gớm của thác dữ sông Đà.

+ Cảnh trận địa sông với bao nhiêu là “trùng vi thạch trận”, “cửa tử”, “cửa sinh”, “binh

hùng”, “bọn thủy quân cửa ải nước”, tướng dữ với “thằng đá tướng đứng chiến” của thác

ghềnh sơng Đà mà người lái đị hàng ngày thường xuyên phải tuyên chiến để vượt qua rất nguy hiểm.

- Sự hung bạo của “hút xoáy”: “Cái hút xốy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ

đàn...Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới dịng sơng đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.

-> Cách mượn hình ảnh “quạ đàn” để miêu tả cái hút xốy sơng Đà khiến người đọc liên tưởng tới sự ghê rợn của thần chết giăng đầy khắp mặt sơng. Cịn cách miêu tả cái thuyền bị hút xốy dìm tan thì thật là lạnh người kinh hãi – một sự dữ dằn riêng biệt đặc trưng của con sông Đà dữ tợn này.

Bằng sự cảm nhận tinh tường, Nguyễn Tuân đã phát hiện đúng nhất những mặt trái của sơng Đà. Chỉ có điều là sự dữ tợn, hiểm nguy của lũ thác sông Đà mang những nét rất riêng, rất độc đáo, bởi vì nó vừa rất nguy hiểm mà lại vơ cùng kì thú.

Cách phát hiện và miêu tả con sông Đà say, con sông Đà “bực bội bất mãn” vào mùa lũ

là một phát hiện độc đáo, sáng tạo của nhà văn, khiến người đọc không chỉ thấy rất đúng bới hiện thực; mà còn như cảm thấy rằng: hãy nên hiểu và cảm thơng cho dịng sơng, nên tránh cơn giận dữ tạm thời của kẻ say mùa vụ này để sống chung với nó, để lựa chiều mà chinh phục nó.

c. Hình tượng con sơng Đà cố nhân tri kỉ và hữu ích.

- Sơng Đà trở thành cố nhân tri kỉ bởi nó có sự gợi cảm đặc biệt, gợi cho người ta niềm vui, niềm hạnh phúc đặc biệt: “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông

Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.

-> Gặp sông Đà mà như gặp ánh mặt trời sau kỳ mưa rầm u ám, như nối lại được chiêm bao đứt quãng thì sung sướng quá, hạnh phúc quá và tri kỷ quá đi rồi.

- Sơng Đà trở thành cố nhân bởi tình cảm đằm thắm, thiết tha: “Đi rừng dài ngày rồi lại bắt

ra sơng Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc chốc dịu dàng đấy, rồi chốc chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đây”.

- Hình ảnh con sơng Đà hứa hẹn tương lai góp phần quan trọng vào cơng cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp hơn: “đoàn thuyền của chuyên gia ta và chuyên gia bạn đi nghiên cứu Sông

Đà, để rồi trị con sơng dữ tợn này, bắt nó phải phục vụ cuộc sống Tây Bắc, bắt nó phải dần dần đi vào con đường xã hội chủ nghĩa ở Tây Bắc”.

Hình ảnh sơng Đà trở thành cố nhân khơng chỉ vì vẻ đẹp, sự gợi cảm của nó; mà cịn bởi chính cái tính dữ tợn trái tính trái nết nhưng kì thú và chứa đựng tiềm tàng ích lợi của nó cho cách mạng và cuộc sơng nhân dân.

Tóm lại, sơng Đà cố nhân là sự thể hiện sinh động tình u dịng sơng miền Tây Bắc thiết tha của tác giả, của nhân dân Tây Bắc và cả độc giả nữa sau khi đọc thiên tùy bút đặc sắc này.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 108 - 113)