Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 73 - 74)

II. Đọc – hiểu văn bản

3. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Thứ nhất, Nam Cao ít miêu tả ngoại hình mà tập trung khắc họa nội tâm. Nhiều nhân vật của Nam Cao khơng có ngoại hình: Hộ, Điền, ơng giáo, cu Lộ…Tuy vậy, có một số miêu tả ngoại hình để làm nổi bật tính cách của nhân vật: Chí Phèo, Thị Nở

Thứ hai, nếu các nhà văn trước Nam Cao xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tạm gọi là thống nhất một chiều thì Nam Cao lại khác. Thống nhất một chiều có nghĩa là nhân vật đã tốt, xấu thì từ đầu đến cuối. Tốt, đẹp từ ngoại hình đến nội tâm và ngược lại: Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Ngơ Tất Tố, Vũ Trọng Phụ, Nguyễn Công Hoan…cách xây dựng như vậy có phần phi lí nhưng càng phi lý hơn nếu ta bắt bẻ cách xây dựng ấy. Nguyên tắc này trở lại ở văn học giai đoạn 45-75. Song nhân vật của Nam Cao có tính phức tạp. Chính điều này khiến cho nhân vật của Nam Cao thật hơn, gần với đời thường hơn. Nhân vật của ơng nhiều khi có sự đối lập giữa ngoại hình và nội tâm.

Thứ ba, Nam Cao ít miêu tả thiên nhiên. Nếu có thì thiên nhiên là yếu tố để làm nổi bật tậm trạng, tâm lý nhân vật. Hình ảnh trăng trong Giăng sáng chỉ là cớ để bộc lộ những day dứt của Điền về nghệ thuật. Hay hình ảnh thiên nhiên trong Chí Phèo là để miêu tả tâm lý

của Chí với cuộc gặp gỡ với Thị Nở. Ở tác phẩm Trẻ con không được ăn thịt chó thì cùng ở

một thời điểm như nhau nhưng với hai tâm trạng khác nhau thì thiên nhiên cũng khác nhau. Thứ tư, Nam Cao tập trung khắc họa tâm lý nhân vật: tâm lý ấy luôn vận động. Tâm trạng của Thạch Lam là thuần nhất từ đầu đến cuối: Liên là nỗi buồn, Thanh là niềm vui nhỏ bé, dìu dịu…Tâm lý nhân vật của Nam Cao vận động theo một q trình, tính cách nhân vật Nam Cao bất biến. Cái nhìn của ơng giáo đối với lão Hạc là có sự vận động rất lớn: từ dửng dưng, đồng cảm, xót thương, nghi ngờ đến kính phục. Nam Cao triết lí: “Hồn cảnh đổi rất có thể tâm tính của con người ta sẽ đổi” (Sao lại thế này?).

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 73 - 74)