Vua nước Tề là Tề Trang Công tư thông với vợ của quan đại thần trong triều là Thôi Trữ, Thôi Trữ tức giận giết Tề Trang Cơng, sau đó lập người em cùng cha khác mẹ của Tề Trang Công là Chử Cựu lên nối ngơi, đó là Tề Cảnh Cơng. Thơi Trữ tự mình giữ chức hữu thừa tướng và cất nhắc Khánh Phong làm tả thừa tướng.
Về sự kiện này quan Thái sư phụ trách công việc chép sử của nước Tề viết: "Thơi Trữ giết chết vua của mình. "
Thẹn q hóa giận, Thơi Trữ giết ln thái sư, nhưng người em thứ hai, rồi người em thứ ba của Thái sư không hề run rợ, vẫn viết: "Thơi Trữ giết chết vua của mình", rốt cuộc hai người này cũng bị sát hại giống như anh của họ.
Người em thứ tư của Thái sư vẫn tiếp tục viết vào sử không hề né tránh: "Thơi Trữ giết chết vua của mình". Lần này thì Thơi Trữ cảm thấy rất khó xử, khơng dám ra tay giết nốt người em thứ tư của Thái sư vì ơng ta biết rất rõ rằng cịn bao nhiêu người chép sử khác đang sẵn sàng làm như Thái sư.
Trước cái chết thê thảm của Tề Trang Cơng, Yến Anh khóc lóc đau đớn. Việc này cũng làm cho Thơi Trữ hết sức tức giận, nhưng biết Yến Anh là bậc đại phu đạo cao đức trọng của nước Tề, được nhân dân vơ cùng kính phục, nên khơng dám ra tay.
Đối với sự kiện lịch sử kẻ bề tôi giết vua, Khổng Tử cũng tỏ thái độ không chấp nhận, điều này được chứng minh qua một sự việc xảy ra khi ơng cịn sống.
Vào năm 481 trước công nguyên, tức là trước khi Khổng Tử mất hai năm, ở nước Tề xảy ra một vụ án nghiêm trọng: bề tôi giết vua. Nghe được tin này, Khổng Tử liền ăn chay, tắm gội sạch sẽ rồi đi vào triều, bái yết Lỗ Ai Công: "Ở nước Tề, Điền Hằng đã giết vua, mong bệ hạ đem quân đi hỏi tội. "
Tuy ngồi trên ngôi báu nhưng Lỗ Ai Công lại không nắm được binh quyền, nên nói cho qua chuyện: "Phiền ơng đem chuyện này bẩm báo lại với ba vị đại phu là Quý Tôn, Trọng Tôn và Mạnh Tôn".
Khơng biết làm gì hơn, Khổng Tử đành tâu: "Vì trước đây thần đã từng làm đại phu nên khơng thể khơng đến tấu trình, vậy mà bệ hạ lại bảo thần đi nói lại với ba vị đại phu kia. "
Khổng Tử đành đi tìm ba vị đại phu nắm thực quyền để thuyết phục, nhưng cả ba đều không muốn xuất quân.
Khổng Tử đi đâu cũng húc phải tường, ông thốt lên đầy cảm khái: "Ta vốn dĩ đã làm quan Đại tư khấu của nước Lỗ, dù đã lui về ở ẩn nhưng ta vẫn thấy có trách nhiệm và nghĩa vụ nói thẳng, nói thật vì nghĩa lớn. "
Ra về, Khổng Tử vẫn thấy trong lòng bứt rứt không yên, bất chấp tuổi già sức yếu, ông bỏ công biên soạn cuốn "Xuân thu" với mục đích ủng hộ lẽ phải, đồng thời qua đó gửi gắm tư
tưởng triết học sâu sắc của mình về mặt lịch sử chính trị.
* Truyền thống nói thẳng, nói thật của các nhà chép sử cổ đại Trung Quốc thật đáng kế thừa và phát huy. Đánh giá về cuốn "Xuân thu" do Khổng Tử biên soạn, Mạnh Tử nói: "Cuốn "Xuân thu" ra đời đã khiến bao kẻ loạn thần nghịch đảng phải run sợ". Trong thực tế, bắt nguồn từ "Xuân thu" đã hình thành cả một học phái. Loạt sách này với thái độ phê phán mạnh mẽ đã góp phần ổn định nền chính trị, rất đáng được khai thác.