DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN
NGƯỜI BIẾU CÁ
Khi Khổng Tử tới một nơi gọi là Nghi thuộc nước Vệ thì có một người tự xưng là dân đánh cá mang biếu bốn con cá to rất tươi. Lúc đầu Khổng Tử khơng muốn nhận liền tìm cách từ chối.
Nhưng người dân chất phác này lại kiên quyết biếu cá cho Khổng Tử, ơng ta thành thực nói: "Tơi bắt được ít cá, nhưng nơi đây xa chợ, chẳng có chỗ nào bán, nhà tôi lại không thể ăn hết được nhiều cá thế, giờ lại là mùa nóng, nếu để sợ hỏng mất. Như vậy chẳng thà đem biếu người còn hơn. Từ lâu tơi đã nghe nói ngài là bậc qn tử tu dưỡng học vấn uyên bác, vậy tôi mạo muội mang cá tới biếu ngài".
Khổng Tử nghe xong liền vái người đánh cá hai vái rồi nhận bốn con cá của ông ta. Khi người đánh cá đi rồi, Khổng Tử sai đệ tử quét dọn nhà cửa, chuẩn bị mang cá ra làm vật lễ.
Tử Lộ có vẻ khơng vui, hỏi Khổng Tử: "Số cá này người ta đã khơng cần đến nó, sao thầy lại trân trọng mang nó ra làm vật lễ? Thêm nữa, lần trước Dương Hổ mang biếu một con lợn sữa quay thì thầy khơng nhận, mà lần này lại nhận mấy con cá của người đánh cá thôn dã là vì sao?"
Khổng Tử giải thích: "Tử Lộ! Nhà ngươi hẳn biết rằng mấy con cá của người Nghi không thể so sánh với con lợn của Dương Hổ được, thân phận của người đánh cá không thể mang ra so sánh với nhân vật lớn kia. Nhưng nhà ngươi có biết, lễ lấy tình làm trọng, người Nghi biếu cá khơng có ý gì khác mà chỉ xuất phát từ trái tim thuần phác chân chính, cịn Dương Hổ biếu lợn lại có ẩn ý khác. Về điểm này cũng khơng thể mang ra bàn luận được! Thêm nữa, người Nghi biếu cá xuất phát từ suy nghĩ tự nhiên, không muốn để cá bị hỏng, trong suy nghĩ đó hàm chứa một trái tim nhân nghĩa! Khi đã tiếp nhận thứ mà người nhân nghĩa mang đến biếu làm sao lại khơng mang vật đó ra cúng lễ một cách trang trọng và chân thành được?"
Hôm sau, Khổng Tử rời khỏi nơi này, trên đường đi thấp thống thấy bóng người nọ, nhưng chỉ thấy ông ta từ xa hướng về Khổng Tử nói lớn rằng: "Phu tử thật uyên bác quảng đại làm sao! Kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá cổ phải dựa vào Phu tử. Thượng đế muốn Phu tử là người để nhắc nhở thiên hạ, là ngọn cờ phát huy đạo nghĩa".
* Một số ẩn sĩ cùng thời với Khổng Tử có những nhận thức độc đáo và sáng suốt. Đối với tư tưởng, lời nói và hành động của Khổng Tử, họ cũng có sự lý giải và nhận thức sâu sắc, có thể xem họ là tri kỷ của Khổng Tử. Cho nên, khi họ bình luận về Khổng Tử, thường chỉ một lời đã trúng. Câu chuyện về người đất Nghi nói trên là một trong những ví dụ đó.