DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN
TỬ SẢN ANH MINH
Thời Xuân thu, người nước Trịnh có thói quen tập trung tại một nơi nhất định để bàn chuyện đại sự trong thiên hạ và chính trị trong nước, nơi này gọi là "Hương Hiệu" - trường làng.
Nhưng một số người, đặc biệt là tầng lớp quý tộc nắm quyền lại không thể tiếp thu dư luận từ trường làng, Nhiên Minh kiến nghị với quan tể tướng nước Trịnh là Tử Sản rằng: Dứt khoát phải dẹp bỏ trường làng đi.
Tử Sản nghiêm khắc trả lời:
- Sao phải dẹp bỏ? Đó là nơi mọi người tụ tập sớm tối để bàn chuyện quốc gia chính sự. Nếu mọi người đều cho là tốt, tơi sẽ tiếp tục duy trì và cho mở rộng; nếu mọi người đều cho là không tốt, tôi sẽ suy nghĩ lại, thay đổi cách làm.
Dư luận là người thầy của tơi, hà cớ gì phải dẹp bỏ?"
Nhiên Minh nghe xong nét mặt khơng vui nhưng khơng dám nói gì. Tử Sản tiếp tục nói:
- Tơi nghe nói người ta dùng phẩm hạnh trung tín lương thiện để làm giảm đi sự ốn hận của người khác mà chưa từng nghe nói chỉ dựa vào mẽ ngồi làm oai làm phúc để phịng trừ nỗi ốn hận của dân. Phòng trừ nỗi hận của dân giống như phịng lũ của con sơng vậy, nếu dùng chính sách cưỡng chế, lấp nó đi thì tạm thời có thể ngăn được, nhưng một khi nước phá vỡ đê
thì hậu quả khó lường, khơng thể cứu vãn nổi. Do đó, chẳng thà để một vài lỗ nhỏ cho dòng nước chảy qua. Đối với dư luận quần chúng cũng vậy, hãy tìm cách để dân chúng nói hết những suy nghĩ trong lịng, từ đó người cầm quyền nhận thức được và sửa chữa lỗi lầm của mình. Nếu dư luận có điều gì khơng đúng, tơi sẽ nghĩ cách để hướng tới chỗ đúng.
* Trước hành vi tư tưởng này của Tử Sản, Khổng Tử bình luận: "Xem ra, Tử Sản thật là một người anh minh, nhân từ biết bao! Có một số người nói Tử Sản khơng nhân hậu, khơng ân huệ đối với trăm họ, tôi hồn tồn khơng tin những lời đó."