DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN
PHÀN TRÌ VỠ LẼ
Trong số học trị của Khổng Tử, Phàn Trì là người rất chú trọng học hỏi kiến thức có liên quan đến nghề nông.
Một lần, ông nhờ Khổng Tử chỉ bảo về kỹ thuật trồng hoa màu. Nhưng ông chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn của Khổng Tử: "Về mặt này, thầy chẳng bằng các lão nông chuyên trồng hoa màu!".
Phàn Trì lại hỏi Khổng Tử về cách trồng rau và cũng nhận được câu trả lời ngắn gọn như thế: "Trồng rau thì thầy chẳng sành bằng các lão nơng trồng rau!".
Với tâm trạng thất vọng, Phàn Trì đành mang theo câu hỏi chưa có lời giải, chào thầy ra về. Khổng Tử than rằng: "Phàn Trì quả chưa có tầm nhìn xa, thực ra, nếu tầng lớp thống trị thượng
lưu khơng tơn trọng đạo lý thì làm gì có chuyện dân chúng phục tùng. Nếu tầng lớp thống trị thượng lưu coi trọng chữ tín thì dân chúng ai dám giả dối.
Nếu được như vậy thì từ bốn phương tám hướng, bà con trăm họ sẽ bồng con đến với ta, việc gì chúng ta phải tự mình trồng trọt cấy cày nữa?".
Mấy hôm sau, Khổng Tử nhận được lời mời của Tử Lộ đang làm quan ở nước Vệ, Tử Lộ mời thầy đến tham quan thành tích, đồng thời chỉ đạo thêm cho ơng ta. Thế là Khổng Tử thu xếp hành lý sơ sài, cử học trò Nhiễm Hữu đánh xe đưa đi, cố ý cho Phàn Trì đi theo.
Khi thầy trị Khổng Tử đi vào khu vực do Tử Lộ cai quản, chứng kiến cảnh nhân dân đi lại tấp nập, nhộn nhịp, Khổng Tử phải thốt lên cảm phục: "Dân cư thật đơng đúc!".
Nhiễm Hữu ở cạnh hỏi thầy: "Dân tình đơng như vậy thì cai trị như thế nào, thưa thầy?". Khổng Tử đáp: "Trước hết hãy để họ làm giàu".
Nhiễm Hữu hỏi tiếp: "Khi họ giàu rồi thì cai trị ra sao?". Khổng Tử nói: "Tiếp đó cho họ hưởng thụ giáo dục". Phàn Trì đi cùng, nghe lời thầy, bỗng vỡ lẽ tất cả.
* Phàn Trì chợt hiểu điều gì? Chắc hẳn lúc đầu Phàn Trì nghĩ rằng Khổng Tử khơng coi trọng sản xuất nơng nghiệp, nhưng sau đó, khi Phàn Trì lĩnh hội được tư tưởng chỉ đạo của thầy là "làm giàu và được tiếp thu giáo dục" thì thấy rõ rằng Khổng Tử hết sức chú trọng đến vấn đề "cơm no áo ấm" của nhân dân, nói cách khác, đó chính là tư tưởng về giáo dục của Khổng Tử. Về vấn đề giáo dục thì Khổng Tử đặt mục tiêu nghiêng về hướng đào tạo nhân tài trong lĩnh vực văn hố giáo dục và chính trị, nói như vậy khơng có nghĩa là Khổng Tử coi nhẹ sản xuất nông nghiệp và đời sống vật chất của nhân dân. Ngày nay chúng ta vừa phải thực hiện tốt sự nghiệp xây dựng văn minh vật chất, vừa phải thực hiện tốt công cuộc xây dựng văn minh tinh thần. Nếu đem so sánh thì có lẽ ngày nay nên đặc biệt chú trọng vấn đề đạo đức tư tưởng mang tính truyền thống, vì xét cho cùng, đó mới là biểu tượng của tâm hồn con người!"