THẦY TRÒ PHỤ TỬ

Một phần của tài liệu Ebook trí tuệ khổng tử (Trang 57 - 58)

DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN

THẦY TRÒ PHỤ TỬ

Khổng Tử và đệ tử hiển nhiên là quan hệ thầy trò nhưng còn thân hơn cả cha con.

Khổng Tử đi chu du thiên hạ, đến đất Khng thì bị bao vây. Khi phá vây, Khổng Tử và Nhan Hồi lạc nhau.

Về sau họ gặp lại nhau, Khổng Tử vui mừng nói: "Ta cứ cho rằng nhà ngươi đã mất rồi!" Nhan Hồi trả lời một cách thân tình rằng: "Thầy vẫn cịn mạnh khỏe thế này, đệ tử làm sao dám đi trước được!"

Nhưng sống chết có số, trời khơng chiều lịng người.

Nhan Hồi khơng may mất sớm. Khổng Tử khóc lóc rất thảm thiết. Mọi người khun ơng hãy bớt đau buồn, ơng nói: "Ta khóc rất thảm thiết ư? Nếu ta khơng cảm thấy đau khổ vì cái chết của Nhan Hồi thì đau khổ vì ai đây?"

Sau khi Nhan Hồi mất, các đệ tử khác của Khổng Tử đều muốn tổ chức mai táng thật long trọng. Khổng Tử lại khuyên họ rằng: "Không cần phải làm như vậy!" Nhưng cuối cùng các đệ tử vẫn mai táng Nhan Hồi thật long trọng. Khổng Tử như đang than khóc với Nhan Hồi: "Nhan Hồi à, sinh thời ngươi luôn đối xử với ta như với cha ngươi, ta cũng đối xử với ngươi như con! Nhưng ta lại không thể mai táng nhà người giống như Bác Ngư con ta, cũng không thể mai táng nhà ngươi một cách giản dị như ý của nhà ngươi. Việc mai táng long trọng hôm nay đều là do bạn học nhà ngươi làm cả".

Về sau, khi Khổng Tử qua đời, các học trị của ơng nhất thời khơng biết nên mặc bộ đồ tang lễ nào. Tử Cống liền đề nghị: "Mọi người cịn nhớ khơng, trước kia khi Nhan Hồi mất, thầy cảm thấy như mất một đứa con, không cần phải mặc bộ tang lễ đặc biệt gì. Sau đó với Tử Lộ, thầy cũng làm như vậy. Vậy nên, nay thầy đã mất, chúng ta cảm thấy như mất cha vậy, khơng cần phải mặc đồ tang gì đặc biệt cả!"

Cuối cùng, các đệ tử của Khổng Tử đã chịu tang ông như chịu tang cha.

* Khổng Tử rất quan tâm và u thương học trị; học trị cũng rất kính trọng và u thương thầy. Tình nghĩa của họ lưu truyền mãi mãi.

NÓI ĐÙA

Tử Du là một trong những học trò tài giỏi của Khổng Tử, nổi danh về văn học (văn học lúc ấy bao gồm cả lễ nhạc giáo hóa). Ơng đã từng làm huyện lệnh Võ Thành nước Lỗ, tiếng tăm rất tốt. Dân chúng nơi đây đều an cư lạc nghiệp, vui vẻ thanh bình.

Một lần, Tử Du mời thầy về thăm Võ Thành và xin chỉ giáo. Khổng Tử vui vẻ nhận lời. Khi tới Võ Thành, Tử Du đưa Khổng Tử đi thăm các nơi. Thấy cảnh tượng thái bình, khắp nơi vui vẻ, Khổng Tử cố nén niềm vui trong lòng, cười mà hỏi: "Một nơi nhỏ như thế này mà vẫn dùng lễ nhạc để giáo hóa ư? Thật chẳng khác gì dùng dao mổ trâu để giết gà, chẳng phải chuyện bé xé ra to ư?"

Tử Du nghe xong rất lấy làm đắc ý, nhưng đồng thời cũng cung kính nói với Khổng Tử: "Thưa thầy, trước đây trò nghe thầy giảng giải cho chúng con rằng: Những người tư tưởng đạo đức đoan trang chính trực nếu được giáo dục, hiểu được đạo lý thì có thể mở rộng tấm lịng nhân từ của mình, quan tâm yêu thương người khác; cịn người có tư tưởng xấu xa, nếu được giáo dục, hiểu đạo lý thì họ cũng có thể làm theo mực thước đã có sẵn. Trị ln ghi nhớ lời thầy! Nay trị đã ra làm quan huyện, có dịp thể nghiệm lời thầy chỉ giáo, chính là cần phải làm cha mẹ và thầy của trăm họ, yêu thương giáo dục họ. Trị cho rằng điều này khơng có gì sai trái."

Khổng Tử nghe xong, nói với tất cả các đệ tử đứng xung quanh: "Các ngươi đều nghe thấy cả rồi đấy! Tử Du nói rất đúng, vừa rồi ta chẳng qua chỉ nói đùa mà thơi."

* Lời nói đùa của Khổng Tử làm cho người ta cảm thấy ông là người rất bình dị, hồ nhã thân thiết. Tử Lộ - một trong những học trò thân thiết nhất của Khổng Tử thậm chí đã nói ơng là "vu" (cổ hủ."Vu phu tử" - thầy đồ cổ hủ). Điều này càng thu hẹp khoảng cách giữa Khổng Tử và những người bình thường. Rõ ràng, Khổng Tử là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử; nhưng đồng thời chớ quên rằng ông cũng là một người bình thường như mọi người. Chính sự bình dị của Khổng Tử đã khẳng định một cách sâu sắc hơn sự vĩ đại của ông!"

Một phần của tài liệu Ebook trí tuệ khổng tử (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)