DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN
TỂ DỮ CHẤT VẤN
Tể Dữ là người rất biết suy nghĩ, hay chất vấn mà khơng câu nệ những lời nói của người xưa. Có lần, ơng ta xin thỉnh giáo Khổng Tử rằng: "Phải để tang cha mẹ trong ba năm liệu rằng thời gian quá dài chăng? Quân tử trong ba năm không hành lễ nghĩa, lễ nghi tất sẽ bại hoại, ba năm không chơi đàn nhạc, âm nhạc nhất định sẽ hỏng.
Tục cũ nên thay đổi, có nên để thời gian chịu tang là một năm không?"
Khổng Tử trả lời: "Sau khi cha mẹ mất một năm đã ăn cơm gạo mới, mặc áo ấm, đối với ngài mà nói, có thể an tâm khơng?"
Tể Dữ đáp: "An tâm".
Khổng Tử lại nói: "Nếu ngài cảm thấy an tâm thì hãy cứ làm điều mà ngài muốn! Nhưng đối với người quân tử, khi chịu tang, họ ăn đồ ngon mà chẳng thấy ngon, nghe nhạc hay mà chẳng thấy vui, ở trong nhà mà chẳng an tâm, nên họ không làm như vậy. Nay ngài đã cảm thấy an tâm, vậy ngài hãy làm như vậy".
Tể Dữ từ biệt ra về. Khổng Tử than rằng: "Tể Dữ thật là bất hiếu, con cái sinh ra sau 3 năm mới rời lòng mẹ.
Chịu tang cha mẹ 3 năm, đó là thời kỳ để tang thơng thường trong thiên hạ! Đối với cha mẹ, liệu Tể Dữ có yêu thương được 3 năm không?"
* Để tang cha mẹ 3 năm là tập tục mọi người vẫn theo. Tể Dữ dám dũng cảm đưa ra những kiến nghị khác thường với Khổng Tử, thể hiện tinh thần cải cách và sự hoài nghi đáng quý; Khổng Tử cho dù có kiên trì giữ quan điểm của mình nhưng ơng khơng bắt buộc mà để cho Tể Dữ làm những việc bản thân cho là đúng. Điều này cho thấy Khổng Tử có một thái độ lý tính rất trong sáng! Tóm lại, thái độ lý tính của Khổng Tử và tinh thần cải cách của Tể Dữ đều có thể chấp nhận được.