ÔNG GIÀ LÀM RUỘNG

Một phần của tài liệu Ebook trí tuệ khổng tử (Trang 69 - 70)

DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN

ÔNG GIÀ LÀM RUỘNG

Khổng Tử đi chu du thiên hạ, chịu bao gian khổ, lại thường xuyên chịu sự chế nhạo của các ẩn sĩ, đây chẳng những là thử thách đối với niềm tin của bản thân Khổng Tử mà còn là những thử thách lớn đối với các đệ tử của ơng.

Lại nói, sau khi được hai vị ẩn sĩ nọ "chỉ đường" ở bên bờ sông, đồn thầy trị Khổng Tử đành phải mò mẫm mà tiến. Tử Lộ hăng hái đi tiên phong dò đường, Khổng Tử và các đệ tử khác đi phía sau. Về sau, chẳng rõ ngun nhân gì mà Tử Lộ bị lạc, rớt lại sau, thầy trò Khổng Tử cứ thế tiến lên phía trước. Tử Lộ vội vã đuổi theo, hy vọng sẽ đuổi kịp đoàn.

Trên đường, Tử Lộ gặp một lão tiên sinh, ông già chống một cây gậy và vác một bó nan tre dùng để đan lát.

Tử Lộ vội hỏi: "Thưa tiên sinh, ngài có thấy thầy tơi đi qua đây khơng?"

Ơng già nọ trả lời bằng một giọng châm biếm: "Ai là thầy ngươi? Loại người đó khơng biết lao động, ngay ngũ cốc cũng chẳng phân biệt nổi, suốt ngày từ sáng đến tối chỉ toàn những chuyện tào lao, ta làm sao mà biết loại thầy như vậy được!"

Ơng già nói xong liền bước về phía ruộng lúa bên cạnh, đặt bó nan tre xuống, dùng cây gậy chọc xuống ruộng lúa rồi đi bừa ruộng. Tử Lộ không biết làm thế nào nhưng vẫn cảm thấy kính nể ơng già, liền khoanh tay lại, đứng bên cạnh, cung kính khơng hề động đậy.

Một lúc lâu sau, khi mặt trời đã xuống núi, ông già nọ mới đủng đỉnh từ trong ruộng đi ra. Điều kỳ lạ là, lúc ấy ơng già lại rất nhiệt tình gọi Tử Lộ và đưa Tử Lộ về nhà mình. Ơng mua rượu, giết gà làm một bữa cơm rất thịnh soạn khoản đãi Tử Lộ, còn đưa hai con ra tiếp Tử Lộ, có thể nói là rất nhiệt tình và vui vẻ! Rất tự nhiên, Tử Lộ ở lại nhà ông già một đêm.

Hôm sau, trời vừa sáng Tử Lộ vội vàng từ biệt ông già rồi lên đường, cuối cùng đuổi kịp thầy trò Khổng Tử. Tử Lộ kể lại câu chuyện hôm trước cho Khổng Tử nghe.

Khổng Tử hiểu rằng, ông già nọ chắc chắn là một vị cao nhân ở ẩn, liền cho Tử Lộ quay lại tìm. Nhưng khi Tử Lộ đến nơi thì ơng già nọ đã biệt vơ âm tín, nhà cũng đã chuyển đi. Tử Lộ nhiều năm đi theo Khổng Tử chu du thiên hạ, gian khổ đã nhiều, nghèo đói khơng ít, đã thực sự thể nghiệm được câu nói "Chính đạo nhân gian là cuộc bể dâu." Cho nên, đối với hoàn cảnh lập thân của người đời, Tử Lộ có cách nhìn nhận riêng của mình.

Lúc ấy, nhìn mấy gian nhà tranh trống vắng khơng một bóng người, nghĩ lại lời khun của ơng già lúc chia tay "hảo tự vi chi" (tốt là ở chỗ tự mình làm), Tử Lộ bỗng reo lên: "Một người có tri thức, có học vấn, có năng lực nếu khơng ra làm quan để cống hiến cho xã hội, cho đất nước thì thật khơng hợp với đại nghĩa! Gia đình có ln lý của gia đình, bố mẹ là bố mẹ, con cái là con cái, lễ tiết trên dưới khơng thể phế bỏ được! Đó là đạo lý căn bản của con người. Nhưng những ẩn sĩ này đã chọn cách xa lánh thế sự, vậy có thể biết thế đạo đã suy tàn đến mức không cứu vãn nổi nữa rồi!"

Tử Lộ than vãn hồi lâu, hình bóng của các ẩn sĩ mới dần biến mất, trong tâm khảm lại hiện lên hình ảnh của Khổng Tử với triết lý: "Biết không thể mà vẫn gắng sức mà làm".

* Nếu nói Khổng Tử đồng tình, có thái độ ơn hịa khoan dung đối với cách làm "độc thiện kỳ thân" của các ẩn sĩ thì đến các đệ tử của ơng, thái độ đối với các ẩn sĩ đã có sự phân hóa. Ví dụ, Tử Lộ về cơ bản áp dụng thái độ bài xích, phủ định cách sống của các ẩn sĩ; Nguyên Hiến (xem mục "Nguyên Hiến về sống ẩn dật") lại trở thành ẩn sĩ; Nhan Hồi về cơ bản là ủng hộ thái độ của Khổng Tử. Cách nhìn của một người đối với người khác phản ánh thái độ xử thế nhân sinh của bản thân người đó, điều này rất đúng để suy ngẫm, tự răn mình!"

Một phần của tài liệu Ebook trí tuệ khổng tử (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)