KHỔNG TỬ HỌC DỊCH

Một phần của tài liệu Ebook trí tuệ khổng tử (Trang 61)

DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN

KHỔNG TỬ HỌC DỊCH

Lúc Khổng Tử trên 50 tuổi, ơng rất thích học "Dịch".

Dù đi tới đâu, trong túi ln có một bộ "Kinh dịch". Do phải mở đi mở lại nhiều lần nên sợi chỉ bằng da đóng sách bị đứt mất.

Khổng Tử luôn cùng học và vận dụng "Dịch" với đệ tử, trong vận dụng luôn đề cao sự lĩnh hội đối với triết lý của Kinh dịch.

Có lần, Khổng Tử sai Tử Cống ra ngồi làm một việc, quá thời gian đã định mà vẫn chưa thấy học trò về, Khổng Tử và các đệ tử liền gieo quẻ và được quẻ "Đỉnh". Quẻ này viết là "Đỉnh triết túc", tức là nói rằng chân đỉnh bị gãy. Điều này có nghĩa là người khơng đi được. Ai nấy đều lo lắng, duy có Nhan Hồi đứng cạnh lại che miệng cười.

Khổng Tử vội hỏi: "Nhan Hồi, nhà ngươi cười gì? Có phải vì mọi người vừa đốn sai khơng?" Nhan Hồi khẳng định rằng: "Trị cho rằng Tử Cống nhất định sẽ về".

Khổng Tử lại hỏi: "Là cớ làm sao?"

Nhan Hồi trả lời: "Đỉnh gãy chân, tuy khơng thể đi trên mặt đất nhưng có thể đi thuyền, Tử Cống nhất định đi thuyền về!"

Quả nhiên, một lúc sau Tử Cống về thật, và đúng là đi thuyền về.

Khổng Tử có được sự gợi mở rất lớn từ quẻ đốn chính xác của Nhan Hồi, đó chính là "phải giỏi biến thơng".

Trên thực tế, đó là tinh túy của "Kinh dịch".

* Lời người xưa quả là tuyệt vời: "Thủ cựu vô công, học quý hữu ngộ" (Chỉ giữ cái cũ sẽ không thành công, học những điều hay sẽ làm người sáng ra). Câu chuyện trên đã nói rõ điểm này. Ngoài ra, câu chuyện cũng phản ánh tinh thần tự học không biết mệt mỏi của Khổng Tử. Nghiên cứu học vấn của Khổng Tử cần phải kết hợp với việc nghiên cứu cuộc đời ông. Khổng Tử là người "sống đến già, học đến già", do đó, tư tưởng của ơng chưa bao giờ cứng nhắc, luôn tiến lên cùng thời đại. Đây cũng chính là những điều được viết trong "Kinh dịch" theo tinh thần "Sinh sinh", "Nhật tân".

Một phần của tài liệu Ebook trí tuệ khổng tử (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)