DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN
VỘI VÀNG SẼ HỎNG VIỆC
Tử Trương là học trị của Khổng Tử, ơng ta rất muốn biết xã hội trong tương lai ra sao, liền tìm thầy để hỏi: "Thưa thầy, liệu có thể đốn được sau mười đời sẽ xảy ra chuyện gì khơng? Và khi đó thì hình thái xã hội sẽ ra sao? "
Câu trả lời của Khổng Tử mang tính gợi mở suy nghĩ: "Đầu tiên hãy nhìn lại lịch sử giai đoạn trước, nhà Ân phát triển trên cơ sở thừa kế nhà Hạ, nhưng đối với chế độ nghi lễ của nhà Hạ thì nhà Ân chỉnh lý thêm bớt; nhà Chu phát triển trên cơ sở kế thừa nhà Ân, đối với chế độ lễ nghi của nhà Ân, nhà Chu cũng chỉnh lý thêm bớt như thế. Qua đó ta có thể dự đốn được tình hình triều đại sẽ thay thế nhà Chu sau này".
Nhan Uyên từ đầu đã đứng bên cạnh nghe nhưng chưa phát biểu, nghe Khổng Tử dùng từ chỉnh lý thêm bớt, cảm thấy rất tâm đắc, bèn hỏi Khổng Tử: "Thưa thầy, khái niệm chỉnh lý thêm bớt của thầy nếu áp dụng vào việc trị nước một cách tồn diện thì nên thực hiện như thế nào?".
Khổng Tử đáp: "Đó là những việc như: Chọn dùng lịch pháp của nhà Hạ, ngồi xe của nhà Ân, đội mũ hành lễ của nhà Chu. Về mặt âm nhạc thì sử dụng "Thiên vũ" nhưng cần bỏ các bản nhạc của nước Trịnh, xa lánh kẻ tiểu nhân quen thói khiêu khích ly gián. Vì ở nước Trịnh, âm nhạc thì phóng đãng, tiểu nhân đang lộng hành sẽ làm hỏng việc trị nước".
Nghe vậy, Tử Cống cũng góp chuyện: "Như ý thầy vừa nói là chọn dùng lịch pháp của nhà Hạ, ngồi xe của nhà Ân, đội mũ của nhà Chu, v.v... thực chất đó là cuộc cải cách tổng hợp. Nếu xét một cách tồn diện thì nước Tề có thực lực kinh tế và sức mạnh đất nước vượt trội, có điều, nước Tề áp dụng chính trị bạo lực, cịn nước Lỗ tuy chỉ là một nước nhỏ nhưng lại tuân theo lễ nghĩa, nếu ta tiến hành cải cách ở hai nước này, tình hình sẽ ra sao?".
Trước vấn đề Tử Cống đưa ra, Khổng Tử tỏ ra rất cảm kích. Ông nói: "Nếu nước Tề bắt tay vào cải cách, chú ý chấn chỉnh lễ giáo văn hóa thì sẽ trở thành một nước văn minh như nước Lỗ. Còn nếu nước Lỗ thực hành cải cách, chú trọng phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp, đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống lễ giáo vốn có thì sẽ vươn tới trình độ lý tưởng mà ở đó vua lấy nhân nghĩa để trị nước.
Nghe đến đó, Tử Lộ buột miệng nói: "Vậy thì hãy nhanh chóng tiến hành cải cách!".
Khổng Tử nghe nói thế, lộ vẻ lo lắng, nói với học trị: "Trị Tử Lộ, cải cách là điều nhất thiết phải làm, nhưng cần phải nhớ rằng, nóng vội thì hay hỏng việc!".
* Nếu xét về góc độ Khổng Tử khơng muốn nhìn thấy nền văn hố lịch sử truyền thống hồn tồn bị vứt bỏ, thì có thể nói tư tưởng của Khổng Tử là bảo thủ. Nếu xét về quan điểm giáo dục, nâng cao dân trí, thay đổi cách nhìn, thúc đẩy xã hội đi lên, thì tư tưởng của Khổng Tử mang hơi thở thời đại (thậm chí là đi trước thời đại). Khía cạnh thứ nhất thể hiện sức nhẫn nhục để gánh vác việc lớn, tinh thần đạo nghĩa cao dày và tâm hồn cao rộng của Khổng Tử. Khía cạnh thứ hai thể hiện ý chí tiến thủ tự lực tự cường hăng hái tiến về phía trước của ơng. Hai khía cạnh này hịa nhập vào một, khơng thể tách rời, đó chính là sự nhận thức sâu sắc bắt nguồn từ lịch sử và tinh thần nhân văn truyền thống. Cuộc cải cách của chúng ta hôm nay cũng cần được nhận thức một cách thấu đáo như thế, nếu khơng thì sẽ mất gốc và phạm phải sai lầm "nóng vội hỏng việc".