DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN
TỬ LỘ HỎI ĐƯỜNG
Khổng Tử đứng lặng bên đường làm Tử Lộ rất lo lắng, liền giục Khổng Tử mau lên xe. Không biết đã đi bao xa, họ bỗng nhìn thấy phía trước sóng trắng tung lên ngút trời, một dịng sơng lớn chắn ngang trước mặt.
Khổng Tử nhìn quanh khơng thấy cây cầu và con thuyền nào cả, làm sao để qua sông đây? Thấy ở gần đó có hai người đang làm ruộng, Khổng Tử bảo Tử Lộ đi hỏi đường.
Không ngờ hai người kia cũng là ẩn sĩ, một người là Trường Từ, người kia là Kiệt Nịch. Hai người nọ cũng chú ý và đốn đồn người này là thầy trò Khổng Tử.
Trường Từ thấy Tử Lộ đến hỏi đường qua sông, khơng những khơng trả lời mà cịn hỏi lại: "Ông già ngồi trên xe kia là ai vậy?"
Tử Lộ cung kính trả lời: "Đó là thầy tơi, chính là đại danh nổi tiếng Khổng Tử " Trường Từ lại hỏi: "Chính là Khổng Tử tiên sinh nước Lỗ phải không?"
Tử Lộ đáp: "Đúng vậy!"
Trường Từ nói: "Đã là Khổng tiên sinh, tự ông ấy phải biết đường đi như thế nào!"
Câu nói của Trường Từ rất hàm sxúc, tinh tế: Tử Lộ hỏi xe cần phải đi đường nào, còn Trường Từ lại trả lời là con đường đời. Điều này chẳng khác gì bảo Tử Lộ rằng, thầy Khổng Tử - người đã từng chu du thiên hạ, truyền đạo khắp nơi sao còn khơng biết "con đường" đi của mình?"
Tử Lộ chẳng cịn cách nào, đành quay sang hỏi Kiệt Nịch. Ông này cũng không trả lời mà hỏi lại: "Ngài là ai?"
Kiệt Nịch lại hỏi: "Chính là Trọng Do, học trị của Khổng Tử nước Lỗ?" Tử Lộ đáp: "Đúng vậy!"
Kiệt Nịch chỉ dịng sơng lớn trước mặt, nói: "Nay cả thế giới này đều cuồn cuộn sóng trào, liệu có ai có thể thay đổi được nó đây?"
Tử Lộ nghe xong thần sắc hoang mang, khơng hiểu ra sao nữa.
Kiệt Nịch lại nói: "Ngài và thầy Khổng Tử của ngài trốn tránh xã hội, cảm thấy xã hội này không được liền thay đổi sang một xã hội khác, chẳng thà cứ như chúng tôi, quên hết thế giới này, thời đại này, chỉ chăm lo cho mảnh ruộng của mình, khơng quan tâm tới gì khác."
Kiệt Nịch nói xong lại chăm chú làm ruộng, để mặc Tử Lộ đứng đó.
Tử Lộ như va phải đá, đành quay về thuật lại toàn bộ câu chuyện cho Khổng Tử. Khổng Tử nghe xong, bất giác lộ vẻ lạnh lùng, lấy làm khó chịu rồi chậm rãi nói: "Chim bay trên trời, thú đi dưới đất, chúng không thể sống cùng nhau được. Mỗi người đều có chí hướng và đường đi riêng của mình. Kẻ đi xa thì cứ đi xa, kẻ bay cao thì cứ bay cao.
Cịn ta, nếu khơng sống chung với người đời thì sống chung với ai đây? Ta cũng muốn sống cuộc sống trần thế!"
Nếu xã hội của một nước bước vào quỹ đạo, thiên hạ thái bình thì ta cần gì phải thay đổi nó? Chẳng qua chỉ vì thế đạo hiện nay quá loạn nên ta phải mang hết sức mình để thay đổi mà thơi. Cịn về mức độ ảnh hưởng, ta đâu để tâm tính tốn làm gì."
Tử Lộ nghe xong liền biết mình nên đi thế nào.
* Câu chuyện này làm rõ sự khác biệt trong nguyên tắc tư tưởng của Khổng Tử và hai ẩn sĩ nọ. Nhân sinh của ẩn sĩ là "độc thiện kỳ thân" (mình làm việc thiện của mình), cịn nhân sinh của Khổng Tử là "kiêm tế thiên hạ" (làm việc tốt cho thiên hạ). Đương nhiên, hai quan niệm nhân sinh này khơng hồn tồn khác nhau."Kiêm tế thiên hạ" trước tiên nhất thiết phải có cơ sở tu dưỡng của "độc thiện kỳ thân"; còn "độc thiện kỳ thân" cũng ít nhiều ảnh hưởng tới nhân tâm thế đạo. Cho nên, Khổng Tử khơng những khơng bài xích, phủ định phương thức sống của ẩn sĩ nọ mà cịn đồng tình và kính trọng những lý giải ấy. Riêng về Khổng Tử, ông biết việc không thể làm được mà vẫn làm, tinh thần hy sinh này thật cao cả, rất đáng ngợi ca.