DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN
TĂNG TỬ "BẤT HIẾU"
Trong số đệ tử của Khổng Tử thì Tăng Tử nổi tiếng là có hiếu, thế mà có lần Tăng Tử bị Khổng Tử phê bình là "bất hiếu". Việc này xảy ra như thế nào?"
Nguyên do là, một hôm, nhà Tăng Tử đón một vị khách, vị khách đó là bạn cố tri của bố Tăng Tử. Sau nhiều năm xa nhau, nay gặp lại nên họ vui mừng cảm động khơn xiết, chuyện trị đàm đạo đủ chuyện, đương nhiên cũng bày vài món nhắm, nhấp mấy chén rượu cho câu chuyện càng thêm thân mật sôi nổi. Tăng Tử ngồi bên cạnh hầu rượu, ln tay gắp thức ăn, rót rượu cho hai vị bề trên. Việc xảy ra thật bất ngờ: Khi Tăng Tử từ nhà bếp lần thứ ba mang bát canh nóng hổi ra bày lên bàn ăn thì lỡ tay làm đổ, canh bắn đầy lên người khách. Tăng Điểm khơng ghìm được cơn nóng giận, mất tỉnh táo, lấy ngay một thanh gỗ lớn đánh tới tấp lên người Tăng Tử. Tăng Tử khơng những khơng tìm cách né tránh mà cịn đứng im cho bố đánh, ơng khách chưa kịp đứng ra khuyên can thì Tăng Tử đã lăn ra đất, bất tỉnh nhân sự. Thật lâu sau đó Tăng Tử mới tỉnh lại, vội vàng quỳ lạy cha và hỏi một cách lo lắng: "Thưa cha, cha không sao chứ?".
Việc làm của Tăng Tử khiến ơng khách ngồi đó hết sức cảm động, đánh giá Tăng Tử là người con ngoan, hiếu thảo với cha mẹ. Về sau khách kể lại câu chuyện đó cho Khổng Tử nghe, muốn Khổng Tử biểu dương Tăng Tử.
Không ngờ, nghe xong câu chuyện, Khổng Tử khơng những khơng khen lấy nửa lời, ơng cịn làm mặt giận, dặn các học trị: "Lát nữa Tăng Tử đến thì đừng cho nó vào nhà".
Một lúc sau, quả nhiên Tăng Tử đến bái yết thầy, các đệ tử gác cổng nói lại với Tăng Tử lời dặn của thầy, nghe xong Tăng Tử khơng hiểu, bụng nghĩ: "Ta có làm điều gì sai đâu nhỉ? Có lẽ thầy mắng oan mình chăng?" Nghĩ vậy, Tăng Tử liền năn nỉ với đệ tử canh cổng: "Nhờ anh bẩm lại với thầy, trò rất cảm ơn những lời dạy bảo thường ngày của thầy, thầy đã giúp trò hiểu được những điều cơ bản về đạo hiếu".
Đương nhiên, Khổng Tử không cố ý cấm cửa Tăng Tử mà chỉ muốn bảo ban thêm, tạo cơ hội cho Tăng Tử suy ngẫm lại việc làm của mình. Sau khi đệ tử gác cổng vào thưa lại, Khổng Tử hiểu rằng, nếu mình khơng kịp thời gợi ý thì có lẽ Tăng Tử mãi mãi khơng tìm ra lời giải. Khổng Tử liền cho phép Tăng Tử vào.
Tăng Tử vừa bước vào, Khổng Tử đã nói ngay: "Trị có biết ngày xưa, Thuấn đã giữ trọn đạo làm con ra sao khơng? Thuấn là người con có hiếu có một khơng hai, đáng tiếc bố mẹ đều là người độc ác. Ngày thường, khi cha mẹ dùng một thanh tre nhỏ để đánh Thuấn thì Thuấn đứng yên để cha mẹ đánh cho hả giận; nhưng khi ông bà dùng gậy lớn để đánh thì Thuấn trốn mất tăm. Ngày thường, khi cha mẹ sai bảo cơng việc thì Thuấn ln túc trực hầu hạ, cịn khi cha mẹ kiếm cớ chì chiết làm khổ Thuấn thì Thuấn lảng tránh ngay. So sánh với cách xử sự của trò, khi cha đang bừng bừng tức giận, lấy cả cây gậy lớn đánh mà trị lại đứng n đó để hứng địn, như vậy là hiếu nghĩa ư? Trị cần nhận thức rằng, mình khơng chỉ là con của cha mẹ mà cịn là cơng dân của xã hội, nếu lỡ bị cha q tay đánh chết thì ơng sẽ phạm tội giết hại một công dân, gây án mạng là tội nặng lắm đó!".
* Đạo làm con phải kính yêu hiếu nghĩa với cha mẹ từ trong tâm khảm một cách tuyệt đối và vô điều kiện! Nhưng khơng có nghĩa là trong cuộc sống đời thường phải răm rắp nghe theo mọi lời nói và hành động của cha mẹ, vì các bậc làm cha mẹ khơng thể tránh khỏi có lúc hồ đồ. Đặc biệt, khi sai lầm đó ở mức độ nghiêm trọng, nếu người làm con vẫn nhắm mắt làm theo thì "hiếu" sẽ trở thành "bất hiếu".