MỘT LỜI NÓI LÀM MẤT NƯỚC

Một phần của tài liệu Ebook trí tuệ khổng tử (Trang 51)

DI HUẤN CỦA NGHIÊU, THUẤN

MỘT LỜI NÓI LÀM MẤT NƯỚC

Lỗ Định Công hỏi Khổng Tử: "Mọi người đều cho rằng khi nói năng phải cẩn thận, chớ nên tuỳ tiện, nhất là đối với người đang cầm quyền. Một câu nói hay có thể làm một quốc gia phát đạt thịnh vượng, có đúng thế chăng? "

Khổng Tử đáp: "Khơng thể nói một cách giản đơn như vậy. Ví dụ, mọi người đều biết có một câu nói như thế này: "Làm một quân vương thật khó, làm một quân thần cũng chẳng dễ gì." Nếu một quốc vương thực sự hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu nói này, nhận thức được trách nhiệm nặng nề của mình để từ đó khơng ngừng cảnh giác với chính mình, tăng cường tu dưỡng thì đó chẳng phải là một việc tốt lắm sao? Vị quân vương này chẳng lẽ lại khơng hy vọng có thể trị quốc được tốt đẹp hay sao? "

Lỗ Định Cơng lại hỏi: "Vậy, liệu có thể chỉ vì một câu nói của qn vương mà dẫn đến nước mất nhà tan không? "

Khổng Tử đáp: "Đạo lý này cũng vậy, khơng thể giải thích một cách đơn giản được. Chẳng phải đã có vị quân vương đã từng nói một câu thế này sao: "Bản thân ta chẳng vui vẻ gì khi làm vua, chỉ vì một lời nói ra, tất thảy phải phục tùng, chẳng ai dám đi ngược ý muốn của ta và tất nhiên phải làm theo ý ta." Câu nói này cần được phân tích thêm. Một vị vua khi ban chỉ dụ, nếu là đúng thì cứ thế mà tiến hành, đây là một việc tốt, nhưng nếu lệnh ban ra của vị vua này là sai lầm mà cứ buộc dân chúng phải làm theo thì đó chẳng phải là một việc tồi tệ lắm sao? Làm sao mà không dẫn đến nước mất nhà tan?"

* Lời bàn: Chúng ta không ảo tưởng chờ mong "một lời nói làm hưng thịnh quốc gia", nhưng nhất định phải cảnh giác với bài học lịch sử "một lời nói làm mất nước"!"

Một phần của tài liệu Ebook trí tuệ khổng tử (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)