Vai trò của kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chất lượng: Phần 1 (Trang 110 - 112)

- Duy trì và thực hiện các mục tiêu đã hoạch định đồng thời không

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

3.1.3. Vai trò của kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân

Hoạt động dịch vụ nói chung bao gồm những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và có vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Việc đẩy mạnh và mở cửa về lĩnh vực này cần được xem xét một cách tồn diện để có thể xác định và tiến hành những bước đi và giải pháp phù hợp. Nhằm một mặt góp phần thực hiện thành cơng tiến trình mở cửa, hội nhập thành cơng nền kinh tế, mặt khác cùng góp phần đảm bảo giữ vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường trong nước và quốc tế và phát triển bền vững. Hoạt động của dịch vụ có vị trí, vai trị quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đó là:

- Dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thơng, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Kinh doanh quốc tế, đặc biệt là kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa sẽ lưu hành thuận lợi và dễ dàng nhờ có dịch vụ vận tải, dịch vụ thanh tốn quốc tế. Chính sự ra đời và phát triển của dịch vụ vận tải như vận tải đường bộ, đường khơng, đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại về địa lý, đẩy nhanh tốc độ lưu thơng hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ khu vực này đến khu vực địa lý khác... Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh tốn được diễn ra một cách có hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt được mục đích trong quan hệ bn bán. Các dịch vụ viễn thơng, thơng tin cũng có vai trị hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế thị trường trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các dịch vụ như dịch vụ đại lý, buôn bán, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng; đồng thời góp phần đẩy nhanh q trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thơng, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tái sản xuất. Như vậy, dịch vụ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh sản phẩm hàng hóạ

- Dịch vụ tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thơng qua hoạt động dịch vụ - thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được sản phẩm, góp phần tạo ra quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và như vậy các dịch vụ sẽ lưu thông, các

111

dịch vụ được thơng suốt. Có thể nói, nếu khơng có dịch vụ - thương mại thì sản xuất hàng hóa khó có thể phát triển được.

- Trong q trình CNH - HĐH đất nước, dịch vụ đã trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, bởi lẽ nhu cầu về dịch vụ xuất phát từ chính các nhà sản xuất khi họ nhận thấy rằng, để có thể tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, phải đưa nhiều hơn các yếu tố dịch vụ vào trong quá trình sản xuất để hạ giá thành và nâng cao chất lượng như dịch vụ khoa học, kỹ thuật công nghệ.

- Sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ còn là động lực cho sự phát triển kinh tế, cũng như có tác động tích cực đối với phân cơng lao động xã hộị Nền kinh tế càng phát triển thì dịch vụ càng phong phú, đa dạng. Hiện nay, sự phát triển dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc giạ Người ta thấy rằng, trình độ phát triển kinh tế của một nước càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế nước đó càng lớn. Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và chun mơn hóa, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất khác phát triển.

- Thơng qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, khả năng tiêu dùng, nâng cao mức tiêu thụ và hưởng thụ của cá nhân và doanh nghiệp cũng tăng lên góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường lao động và phân công lao động trong xã hộị

- Trong xu thế hội nhập quốc tế, thị trường trong nước sẽ liên hệ chặt chẽ với thị trường nước ngồi thơng qua hoạt động ngoại thương, điều này có nghĩa là, nếu dịch vụ phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng chắc chắn sẽ mở rộng được thị trường thu hút các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường. Chính vì điều này, dịch vụ thực sự là cầu nối gắn kết giữa thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, phù họp với xu thế hội nhập và mở cửa ở nước ta hiện naỵ

- Dịch vụ luôn thể hiện sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường mua bán hàng hóa dịch vụ. Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh là quan hệ bình đẳng về mặt lý thuyết, đó là thuận mua vừa bán. Cho nên trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi hỏi các chủ thể kinh doanh luôn phải năng động, sáng tạo, kể cả nghệ thuật để không ngừng

112

nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng và điều này sẽ làm nền tảng vững chắc giúp các tổ chức tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện naỵ

- Tại Việt Nam, trong q trình CNH - HĐH đất nước, dịch vụ góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước, đặc biệt là khi Việt Nam đã bình thường hóa về thương mại với Hoa Kỳ và gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTỌ Việt Nam đã hội nhập vào khu vực thị trường rộng lớn, có tính cạnh tranh cao và gồm những đối tác có năng lực cạnh tranh rất mạnh. Những thành quả này vừa tạo ra các tiền đề và cơ sở kinh tế, vừa cung cấp những bài học cần thiết để thực hiện bước hội nhập mới có tầm quan trọng đặc biệt, hội nhập ở cấp độ đa phương, toàn cầu trong Tổ chức Thương mại thế giớị

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chất lượng: Phần 1 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)