Chất lượng, năng suất và cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chất lượng: Phần 1 (Trang 51 - 53)

- Thuộc tính mục đích (cơ bản, bổ sung, cụ thể)

1.1.6. Chất lượng, năng suất và cạnh tranh

Ðể có sự tăng trưởng bền vững, vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu là năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa phải được nâng caọ Năng suất, chất lượng và chi phí có

Khuyết tật

Kém hợp tác Tai nạn lao động

Mâu thuẫn nội bộ Hàng giảm chất lượng

Giao hàng chậm trễ Vắng mặt công nhân

Khiếu nại của khách hàng Quyết định sai

Dung tích kho quá lớn…

Môi trường làm việc không vệ sinh

Lãng phí NVL Quyết định sai Thơng tin kém An ninh không tốt

Thái độ làm việc tồi

Thua thiệt hợp đồng Khuyết tật

Lãng phí NVL

Mất mát tài sản Phế phẩm

52

mối quan hệ chặt chẽ, quản lý chất lượng tốt, dẫn đến năng suất cao, và chi phí giảm. Ðó là những yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ giữa chất lượng, năng suất và tính cạnh tranh của các công ty Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đang tranh cãi và chưa thống nhất được các quan điểm tiếp cận. Có một số ý kiến của các lãnh đạo công ty ở Việt Nam cho rằng, nếu quá chú trọng chất lượng thì sẽ giảm năng suất và ngược lạị Vì thế họ chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư cho chất lượng. Một số ý kiến khác lại khẳng định, khơng thể có năng suất cao, hiệu quả kinh doanh lớn và đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường nếu không đầu tư cho chất lượng. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và thực hành quản trị chất lượng trên thế giới và ở Việt Nam đã khẳng định sự đóng góp mang tính quyết định của chất lượng vào năng suất và tăng trưởng của công ty, của tổ chức kinh doanh. Điều đó cũng khẳng định rằng, các công ty thành công đã ý thức và giải quyết tốt bài toán chất lượng, nâng cao năng suất, chiếm lĩnh thị trường và đạt được vị thế cạnh tranh. Có thể biểu diễn sự đóng góp của chất lượng cho việc sinh lợi cho cơng ty bằng Hình 1.5 dưới đây:

Hình 1.5: Mối quan hệ giữa chất lượng, năng suất và cạnh tranh

Nguồn:[15] Quản lý chất lượng toàn diện

Chất lượng

Giảm lãng phí

Sự phù hợp Sự cảm nhận

Giá trị lớn hơn Năng suất cao hơn

Giảm chi phí Cạnh tranh cao, tăng thị phần

Cải tiến hiệu quả SD

nguồn lực Tăng thu nhập Tăng doanh thu

Tăng lợi nhuận

53

Như vậy, rõ ràng là giữa chất lượng, năng suất và tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, cạnh tranh của tổ chức kinh doanh trên thương trường có mối quan hệ thuận chiềụ Chất lượng chính là yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh trên thương trường. Ngược lại với các quan điểm cho rằng đầu tư cho chất lượng sẽ làm giảm lợi nhuận, giảm năng suất và làm tăng giá bán, dẫn đến kém cạnh tranh, các nhà quản trị chất lượng đã mô tả được mối quan hệ rất rõ ràng của chất lượng, năng suất và khả năng cạnh tranh trong hình 1.5 ở trên. Sở dĩ có sự khác biệt trong nhận thức như vậy là vì cịn tồn tại những nhận thức khác nhau về năng suất. Năng suất mà chúng ta đề cập ở đây là năng suất tổng thể, được đo lường dựa trên tỷ lệ đầu ra (bán hàng) so với tổng giá trị nguồn lực đã đầu tư cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, năng suất được đo bằng giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi bán ra thị trường trên tổng chi phí, bao gồm cả các chi phí cho dịch vụ sau bán và đảm bảo chất lượng trong tiêu dùng, khơng đơn thuần là việc tính năng suất chỉ tính năng suất bằng số lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian hay năng suất bộ phận như quan điểm của một số ý kiến tranh cãi hiện naỵ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chất lượng: Phần 1 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)