- Duy trì và thực hiện các mục tiêu đã hoạch định đồng thời không
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG TỔ CHỨC
2.4.4. Các mơ hình cải tiến chất lượng
Để cải tiến chất lượng, từ ý tưởng, đến hành động triển khai, có rất nhiều cơng việc và cần sử dụng những cơng cụ, các mơ hình cải tiến một cách hiệu quả. Hiện nay, người ta đã xây dựng và triển khai nhiều mơ hình như là các cơng cụ cải tiến chất lượng, bao gồm cả các công cụ kỹ thuật và cơng cụ quản lý. Một số mơ hình cải tiến thường được áp dụng trong các tổ chức kinh doanh hiện nay bao gồm:
Lean Six sigma, mơ hình cải tiến chất lượng hiện đại và phổ biến
Lean Six Sigma (LSS) là mơ hình kết hợp áp dụng đồng thời Lean và Six Sigmạ Đây là một trong các công cụ hữu hiệu hiện nay giúp xác định và giảm thiểu các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng (Non Value-Ađed) được nhiều cơng ty, tập đồn hàng đầu trên thế giới ứng dụng như: Toyota, Motorola, GE,... LSS đem lại lợi ích to lớn cho các tổ chức sản xuất trong vấn đề cải tiến chất lượng.
Kaizen - mơ hình cải tiến liên tục
Kaizen là mơ hình cải tiến được áp dụng đầu tiên và rất thành công trong các công ty Nhật Bản từ những năm 50 của thế kỷ 20. Đến nay, mơ hình cải tiến này vẫn được nghiên cứu áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Kaizen q trình bao gồm việc sáng tạo và thực hiện những ý tưởng nhằm đạt được mục tiêu bằng những phương pháp mang lại hiệu quả cao hơn. Mục tiêu của Kaizen khơng phải là cắt giảm chi phí một cách cơ học mà là làm cho công việc đơn giản hơn, nhanh hơn, tiện ích hơn và hiệu quả hơn. Chìa khóa để thực hiện Kaizen chính là khơng ngừng đưa ra các ý tưởng nhằm thúc đẩy cải tiến.
103
Cách tiếp cận mang tính hệ thống để giải quyết vấn đề là trọng tâm của một chương trình cải tiến liên tục chất lượng và năng suất của đội ngũ nhân viên có quyền lực. Mục tiêu mang tính ngun tắc của cải tiến liên tục là hạn chế các nguyên nhân dẫn đến các sai lỗi để ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề dựa trên vòng tròn P-D-C-A của Deming được diễn tả trong Bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Các bước giải quyết vấn đề theo vòng tròn P-D-C-A Bước 1 Nhận diện vấn đề và thiết lập các ưu tiên
Trong suốt thời gian nhận diện, vấn đề được các nhà quản trị chỉ ra một cách khái quát dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhaụ
Bước 2 Hình thành nhóm cải tiến chất lượng
Một liên nhóm gồm các cá nhân có hiểu biết về vấn đề được thành lập và được trao quyền để xác định các vấn đề. Lãnh đạo tổ chức huy động một loạt các nhóm tập trung và chú trọng vào việc tìm kiếm các giải pháp có thể sẽ được triển khaị
Bước 3 Xác định vấn đề
Trước tiên, nhóm cải tiến xác định vấn đề và phạm vi của vấn đề một cách rõ ràng. Việc phân tích Pareto thường có thể chỉ ra những vấn đề ảnh hưởng có ý nghĩa để tiến hành thử nghiệm.
Bước 4 Phát triển các đo lường kết quả
Các tác động của sự thay đổi trên q trình có thể khác nhau chỉ có thể thông qua việc đo lường hiệu quả trước và sau cải tiến.
Bước 5 Phân tích vấn đề hay q trình
Việc lưu đồ hóa q trình thường là bước đầu tiên để hiểu một cách toàn diện các tiêu chí đánh giá được tập hợp. Việc thu thập thông tin ở bước này giúp xác định được các giải pháp tiềm năng.
104
Bước 6 Xác định các nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới kết quả
Bước này thường sử dụng biểu đồ nhân quả. Đó là cơng cụ rất hữu hiệu giúp xác định được các nguyên nhân của các vấn đề. Nhóm cải tiến có thể sử dụng một sơ đồ để tập hợp các ý tưởng về nguyên nhân gốc rễ bằng phương pháp kích nãọ Sau khi các nguyên nhân có thể được xác định, các dữ liệu được sắp xếp bằng việc sử dụng phiếu kiểm tra, biểu đồ phân tán, biểu đồ phân bố mật độ và sơ đồ tiến trình để phát hiện các nguyên nhân gốc rễ.
Bước 7 Lựa chọn và thực hiện các giải pháp
Đây thường là bước diễn ra sôi nổi nhất, nhưng cần phải loại trừ việc đưa ra những giải pháp vội vàng, thiếu kiên nhẫn. Các tiêu chí để lựa chọn một giải pháp bao gồm cả việc tập trung và các nguyên nhân gốc rễ, tránh lặp lại các sai lầm, chi phí và hiệu quả, và khung thời gian.
Bước 8 Đánh giá các giải pháp và giám sát
Một khi các giải pháp đã được thực hiện một thời gian, tiến trình cần được kiểm tra để khẳng định vấn đề đã được giải quyết. Sơ đồ cải tiến được sử dụng để so sánh các dữ liệu phản ánh kết quả của trước và sau cải tiến.
Bước 9 Khẳng định tính bền vững
Những biện pháp mới cần phải được thiết lập và cần tổ chức đào tạo cho các cơng nhân. Có thể sử dụng biểu đồ kiểm sốt để theo dõi quá trình để khẳng định rằng quá trình đã được duy trì một cách ổn định.
Bước 10 Cải tiến thường xuyên, liên tục
Chất lượng và năng suất chỉ được tăng lên khi sử dụng lặp đi lặp lại vòng tròn P-D-C-Ạ Khi vấn đề được giải quyết, cơ hội khác lại được xác định cho một chu kỳ mới của phân tích cải tiến.
105
Ngồi ra cịn một số mơ hình được thiết lập và ứng dụng thành công trong các tổ chức kinh doanh, nhất là tại các nước có nền cơng nghiệp phát triển như chuẩn đối sánh, kiểm sốt chi phí dịng ngun liệu, đo lường chỉ số hiệu quả cốt lõi trong tổ chức, chương trình 5S… Các mơ hình, phương pháp này sẽ được đề cập và phân tích trong các chương sau của giáo trình nàỵ
Câu hỏi và bài tập Chương 2
1. Khái niệm, vai trò chức năng của hoạch định chất lượng? 2. Các bước hoạch định chất lượng?
3. Khái niệm, vai trị, đối tượng và các phương pháp kiểm sốt chất lượng?
4. Mục đích và phương pháp đảm bảo chất lượng trong tổ chức? 5. Bài tập tình huống: Phân tích thực trạng cải tiến chất lượng tại một tổ chức kinh doanh.
106
Chương 3