Tạo lập khung pháp lý và môi trường kinh doanh cho các chủ thể hoạt động thương mại (gọi chung là doanh nghiệp)

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 34 - 36)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

b. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mạ

2.2.2. Tạo lập khung pháp lý và môi trường kinh doanh cho các chủ thể hoạt động thương mại (gọi chung là doanh nghiệp)

chủ thể hoạt động thương mại (gọi chung là doanh nghiệp)

Nhà nước soạn thảo, ban hành khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, bảo đảm mơi trường pháp lý minh bạch, bình đẳng, ổn định

35

vững chắc giúp các doanh nghiệp có thể dự đốn được, n tâm đầu tư kinh doanh và hoạt động lâu dài.

Khung pháp lý bao gồm hệ thống các luật lệ, các quy định chính sách, các định chế cần thiết khác cũng như bộ máy tổ chức để thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp thương mại. Khung pháp lý còn bao gồm các chế định nhằm thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế thể hiện trong các hiệp định mà nhà nước đã ký kết hoặc điều ước quốc tế đã tham gia. Như vậy, việc nhà nước tạo ra khung pháp lý và cung cấp các thơng tin hướng dẫn về thủ tục, quy trình thương mại cũng có ý nghĩa tạo lập môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Như vậy, khung pháp lý về thương mại bao gồm các yếu tố pháp luật, chế định trong nước và quốc tế về thương mại hoặc có liên quan tới thương mại.

Hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại phụ thuộc rất lớn vào mức độ đổi mới hệ thống pháp luật và hồn thiện khung pháp lý, tính minh bạch và rõ ràng, tính thống nhất và đồng bộ trong quy định của luật pháp về vấn đề sở hữu, sự vận hành tốt của cơ chế cưỡng bức thi hành luật, tính hợp lý của các quy trình cơng nghệ và kỹ thuật, mức độ đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong thương mại. Các vấn đề trên có ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh và sự vận hành có hiệu quả của thị trường. Nhà nước là người thực hiện sứ mạng tạo lập và phát triển thị trường, chủ động kết hợp thị trường với các công cụ kế hoạch hoá thương mại.

Những năm qua, nhà nước đã khơng ngừng sửa đổi và hồn thiện hệ thống luật pháp phù hợp với xu hướng và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Điển hình của những nỗ lực đổi mới hệ thống luật pháp và chính sách quản lý ở nước ta là trước và sau khi gia nhập WTO. Hàng loạt các luật mới được ban hành và luật cũ được sửa đổi nhằm tạo khung pháp lý đầy đủ, toàn diện phù hợp với quy định quốc tế về quản lý nhà nước đối với cả thương mại hàng hoá, dịch vụ, thương mại liên quan đầu tư và hoạt động sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vẫn cịn hạn chế về tính đồng bộ, thống nhất và hiệu lực thực thi pháp luật, thủ tục hành chính cịn rườm

36

rà, làm mất nhiều thời gian và chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bình đẳng, khơng phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, xóa bỏ những can thiệp hành chính làm hạn chế sự phát triển thị trường, cần phải tạo mọi điều kiện để thị trường vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 34 - 36)