- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.
b. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mạ
2.3.1. Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổ
Nhà nước định hướng, hướng dẫn các doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư và kinh doanh trên thị trường nội địa và quốc tế, nhằm khai thác có hiệu quả cơ hội thị trường, tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cho sự phát triển thương mại. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống dân cư và nâng cao phúc lợi xã hội.
Vai trò định hướng, hướng dẫn của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại được thể hiện thông qua các chiến lược, quy hoạch, các chương trình mục tiêu, các dự án, kế hoạch và chính sách phát triển thương mại. Nhờ vậy, các doanh nghiệp mới có cơ sở để tính tốn, lựa chọn các quyết định đầu tư và kinh doanh theo các ngành hàng, các nhóm sản phẩm dịch vụ,
40
theo phạm vi thị trường và theo độ dài thời gian cũng như liên kết, liên doanh với các đối tác một cách hợp lý.
Để giúp doanh nghiệp có định hướng đầu tư và kinh doanh đúng đắn, các văn bản kế hoạch hố và chính sách thương mại cũng như pháp luật của Nhà nước cần phải minh bạch, rõ ràng, thống nhất và đồng bộ. Cần có sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin về chiến lược, chính sách, quy hoạch, chương trình dự án và thơng hiểu các quyết sách của Nhà nước. Chất lượng của công cụ kế hoạch hố, chính sách và bộ máy tổ chức trong quản lý nhà nước về thương mại được tăng cường mới tạo niềm tin, sự yên tâm cho các doanh nghiệp trong tính tốn, quyết định phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh và lập nghiệp lâu dài.