Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 97 - 99)

- Khối Viện Khối Trường

b. Quản lý nhà nước về thương mại ở cấp huyện:

4.2.2. Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ bao gồm có nhiều ngành dịch vụ, như: Du lịch, Ngân hàng, Bưu chính - Viễn thơng... Thơng thường, với mỗi ngành đều do một Bộ chuyên ngành quản lý. Ví dụ như ở nước ta hiện nay: Ngành Bưu chính - Viễn thơng thuộc Bộ Thơng tin và Truyền thông quản lý, Ngành Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, Ngành Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý,...

Cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ liên quan đến thương mại ở nước ta bao gồm: Chính phủ, các Bộ (trong đó có các Bộ quản lý ngành dịch vụ, Bộ Cơng Thương quản lý nhà nước về dịch vụ phân phối và thương mại điện tử) và chính quyền các địa phương. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ được hình thành thống nhất từ Trung ương đến địa phương với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tương ứng với từng cơ quan và các cấp quản lý theo quy định của pháp luật.

98

Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, ngoài thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dịch vụ phân phối và thương mại điện tử, Bộ Công Thương phải phối hợp các bộ ngành khác quản lý nhà nước về dịch vụ khi cung ứng trên thị trường theo quy định của pháp luật như vấn đề quản lý, kiểm soát giá, chất lượng dịch vụ cung ứng, quản lý các hoạt động về quảng cáo, vấn đề đàm phán mở cửa thị trường,...

Các Bộ quản lý chuyên ngành dịch vụ có trách nhiệm chỉ đạo tồn diện các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, hoạt động kinh doanh thuộc ngành về mặt nhà nước theo quy định của pháp luật. Ví dụ ở nước ta, đối với ngành Du lịch, Bộ quản lý chuyên ngành là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành theo các nội dung sau:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch. 4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.

5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.

8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. 9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

99

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 97 - 99)