Quy luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 49 - 50)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

c. Quy luật cạnh tranh

Cạnh tranh tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của thị trường và trở thành quy luật kinh tế của thị trường. Sự tồn tại các chủ thể kinh tế độc lập và mâu thuẫn về lợi ích giữa họ là nguồn gốc của cạnh tranh.

Quy luật cạnh tranh tạo môi trường và động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất và sự quan tâm thoả mãn tốt nhất các nhu cầu tiêu dùng xã hội. Động lực cạnh tranh của những người kinh doanh là lợi nhuận tối đa còn động lực cạnh tranh của người tiêu dùng là thoả mãn các nhu cầu cá nhân với chi phí thấp nhất.

Quy luật cạnh tranh đòi hỏi việc sản xuất kinh doanh phải tạo ra các hàng hố có chất lượng ngày càng phải cao hơn, chi phí ngày càng thấp và có khả năng cạnh tranh với các hàng hoá khác cùng loại.

Quy luật cạnh tranh biểu hiện thông qua sự cạnh tranh giữa người bán và người mua, giữa nội bộ những người bán và nội bộ những người mua dưới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau.

50

Cạnh tranh giữa những người mua thường xuất hiện trong trường hợp khan hiếm hàng hóa, nó làm tăng giá cả và có lợi cho người bán. Ngược lại, sự cạnh tranh giữa những người bán thường xuất hiện trong trường hợp dư thừa hàng hóa, nó làm giảm giá cả và có lợi cho người mua. Những sự cạnh tranh trên sẽ ảnh hưởng tới tương quan cạnh tranh giữa người mua và người bán, dẫn đến việc hình thành giá cả và quy định các điều kiện mua bán hàng hóa trên thị trường.

Cạnh tranh tồn tại khách quan vì thế khơng thể loại bỏ hoặc né tránh mà cần phải chấp nhận cạnh tranh, tạo cơ chế khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh.

Ngồi ra cịn rất nhiều các quy luật khác (về kinh tế - xã hội, về tự nhiên, công nghệ - kỹ thuật, về tư duy và ý chí của con người) cần vận dụng trong quản lý kinh tế và thương mại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 49 - 50)