Kiểm tra, giám sát các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 38 - 39)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

b. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mạ

2.2.5. Kiểm tra, giám sát các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mạ

nhà nước chú trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế về thông tin, về kỹ thuật, về kết cấu hạ tầng của thị trường. Nhà nước là người trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhà nước và bảo vệ kinh tế nhà nước đúng pháp luật nhằm chống thất thoát, tham nhũng, đảm bảo sinh lợi và tăng thu cho ngân sách. Nhà nước nên ít tham gia vào những lĩnh vực mà thị trường vận hành tốt, có hiệu quả và nên tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực mà không thể dựa vào thị trường. Khi cần thiết can thiệp vào thị trường, nhà nước cần song hành với các lực lượng thị trường, doanh nghiệp hoặc thông qua họ để điều tiết, can thiệp chứ không phải chống lại thị trường.

2.2.5. Kiểm tra, giám sát các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mại thương mại

Mọi chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đều phải tuân thủ luật pháp và các quy định chính sách của Nhà nước liên quan tới thương mại. Nhà nước có chức năng kiểm tra, giám sát các quan hệ trao đổi, các hoạt động buôn bán trên thị trường giữa các bên thông qua bộ máy tổ chức và sử dụng các phương pháp, công cụ, phương tiện khác nhau.

Nhà nước có trách nhiệm giám sát hoạt động của các chủ thể kinh doanh cũng như việc chấp hành các chế độ quản lý của các chủ thể đó (như đăng ký kinh doanh, tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh, an toàn của sản phẩm, các quy định môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,...). Nhà nước kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước để đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tài sản của quốc gia cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo sự vận hành thị trường thông suốt, liên tục theo đúng quỹ đạo, đúng trật tự luật pháp, đồng thời phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật (như buôn bán hàng cấm, kinh doanh các dịch vụ không được phép, hàng

39

hóa, dịch vụ chất lượng kém, khơng an tồn, gian lận thương mại, buôn lậu, làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh, lập các báo cáo về tài chính sai sự thật, các hoạt động lừa đảo,...) hoặc những khiếm khuyết từ các quy định chính sách của Nhà nước đã ban hành. Từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh (như giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử phạt theo các quy định hành chính, pháp luật) hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chính sách thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước về thương mại. Đây chính là 2 mục tiêu cơ bản của chức năng kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước về thương mại.

Ngồi ra, nhà nước cịn phải kiểm tra, đánh giá thực lực của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thương mại các cấp cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ công chức thực thi công vụ trong từng giai đoạn để có những giải pháp đổi mới và tăng cường cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 38 - 39)