Tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 40 - 41)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

b. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mạ

2.3.2. Tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh

Môi trường kinh doanh và cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào các quy định chính sách, luật pháp và thủ tục hành chính. Các thơng tin về kế hoạch hoá thương mại nếu bị thiên lệch trong quá trình phổ biến cho các doanh nghiệp, các quy định chính sách nếu phân biệt đối xử khơng cơng bằng sẽ bóp méo cạnh tranh. Thủ tục hành chính rườm rà, khung khổ pháp lý nếu không đầy đủ, đồng bộ, nhất quán và minh bạch sẽ gây trở ngại cho thương mại trên nhiều mặt, dẫn đến cả tổn thất về vật chất, tài chính và tinh thần. Do vậy quản lý nhà nước đóng vai trị rất quan trọng trong việc tạo lập, cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là trong điều kiện mơi trường kinh doanh ln có sự vận động biến đổi khơng ngừng.

Nhà nước tạo lập và cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thông qua khai thông các quan hệ thương mại, làm thơng thống sự giao lưu hàng hoá trong nước và quốc tế, nhờ thiết lập khung khổ pháp lý về thương mại đầy đủ, đồng bộ hơn, bình đẳng và tiến bộ hơn bao gồm các quy định chính sách, pháp luật, các điều kiện thực thi cam kết đã ký về mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế, đảm bảo mở rộng thương quyền và sự bình đẳng cho các doanh nghiệp.

41

Nhà nước vừa là người ban hành các chính sách, pháp luật, vừa là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhằm đưa chúng vào thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong q trình đó, nhà nước đã sử dụng quyền lực, sứ mạng và khả năng của mình để kiến tạo mơi trường kinh doanh. Nếu môi trường kinh doanh phù hợp, nghĩa là có sự đồng thuận, thống nhất giữa nhà nước và doanh nghiệp, trong trường hợp này Chính phủ đã ủng hộ thị trường, tơn trọng và phát huy tính hiệu quả của thị trường.

Để tạo ra môi trường kinh doanh phù hợp trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ở mức độ cao hiện nay, khi mục tiêu của doanh nghiệp có nhiều di động, địi hỏi các nhà quản lý vĩ mô phải đổi mới nhận thức và tư duy về các cơng cụ, chính sách quản lý, nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất trong việc ra quyết định cũng như phối hợp lãnh đạo, điều hành hoạt động kinh tế, thương mại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)