Tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 36 - 37)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

b. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mạ

2.2.3. Tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mạ

Nhà nước thiết lập hệ thống tổ chức quản lý về thương mại từ Trung ương đến địa phương và sử dụng bộ máy này để xây dựng các công cụ định hướng, tạo lập khung pháp lý để quản lý thương mại. Đồng thời nhà nước sử dụng quyền lực và sức mạnh của bộ máy tổ chức để triển khai thực hiện những hoạt động thuộc về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thương mại, nhằm đưa chính sách, pháp luật vào thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, biến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại thành hiện thực. Do vậy, nhà nước không chỉ là người tổ chức, mà còn là người phối hợp hoạt động giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa các cơ quan của Chính phủ, các chính quyền địa phương để quản lý kinh tế, thương mại.

Hoạt động thương mại rất đa dạng, diễn ra trên phạm vi cả nước và từng địa phương, từng vùng lãnh thổ, ở cả thị trường trong và ngoài nước, liên quan tới quản lý của nhiều bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương. Do vậy, nhà nước phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý về thương mại các cấp Trung ương và địa phương (tỉnh/thành phố), giữa các ngành thương mại, dịch vụ với các ngành sản xuất trong nền kinh tế. Trong thương mại quốc tế, chức năng này được thể hiện ở sự phối hợp về tổ chức quản lý giữa các quốc gia có quan hệ thương mại song phương hoặc trong quan hệ thương mại của từng khối kinh tế nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết đã ký kết, thúc đẩy thương mại phát triển.

Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tạo lập cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thương mại phù hợp, trao quyền và phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cơ quan, bộ quản lý ngành ở Trung ương cũng như các sở

37

quản lý ngành ở địa phương, quy định phân cấp quản lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

Chức năng này còn bao gồm việc bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực mang tính chuyên nghiệp cao, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu và các nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về thương mại đặt ra trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 36 - 37)