Phương pháp hành chính

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 67 - 71)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

d. Biểu hiện tương tác giữa các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh trên thị trường

3.3.3. Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính trong quản lý nhà nước về thương mại là cách thức nhà nước tác động một cách trực tiếp, có tính bắt buộc đối với các chủ thể hoạt động thương mại bằng các quy định pháp luật, chính sách và các quy định hành chính khác nhằm đạt mục tiêu.

Đặc điểm cơ bản, khác biệt với các phương pháp khác trong quản lý nhà nước về thương mại là tính bắt buộc hay cưỡng chế. Các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm minh, ngay lập tức các quy định và tác động mang tính hành chính của Nhà nước thể hiện ở các văn bản quy

68

phạm pháp luật về thương mại mà nhà nước đã ban hành. Nếu các đối tượng quản lý vi phạm sẽ bị xử lý.

Sử dụng phương pháp này, tính quyền lực của các cơ quan quản lý

nhà nước về thương mại cũng được thể hiện rõ. Tuy nhiên, tính quyền lực địi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm quyền. Như vậy, phương pháp hành chính mang tính cưỡng chế, bắt buộc đối tượng quản lý phải phục tùng các yêu cầu, các quy định, tác động hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

Phương pháp này có vai trị quan trọng trong việc góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực thương mại và kết nối các phương pháp quản lý khác của Nhà nước về thương mại.

Cần nhận thức rõ và đúng đắn sự khác biệt của các phương pháp quản lý về tính chất (bắt buộc hay tự nguyện, cách thức sử dụng quyền lực trong quản lý), vai trò tác động (trực tiếp hay gián tiếp, làm chuyển biến ngay hay từ từ hành động của đối tượng), nội dung tác động (bằng vật chất, kinh tế hay bằng tinh thần, niềm tin hay các quy định hành chính).

Cả 3 phương pháp trên đều cần thiết và thể hiện mức độ quan trọng khác nhau tùy thuộc vào đối tượng, hồn cảnh mơi trường và mục tiêu quản lý thương mại cụ thể trong từng giai đoạn phát triển. Trong thực tế, lựa chọn phương pháp nào là chủ đạo hay sử dụng kết hợp các phương pháp quản lý thương mại phải thật sự khách quan, vừa thể hiện tính khoa học, vừa thể hiện tính nghệ thuật trong quản lý, điều hành. Để quản lý thương mại thành công, nhà nước thường sử dụng kết hợp 3 phương pháp trên, bởi mỗi phương pháp quản lý đều có khơng chỉ ưu điểm và cần thiết cho quản lý, mà cịn có những hạn chế nhất định, sử dụng đồng thời 3 phương pháp sẽ bổ sung cho nhau, nâng cao được hiệu lực và hiệu quản quản lý.

Trong quá trình quản lý thương mại, không được tuỳ tiện áp dụng các phương pháp theo ý muốn chủ quan của người lãnh đạo, quản lý.

69

Có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn trong quản lý nhà nước về thương mại.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Trình bày khái quát nội dung và cơ chế hoạt động của các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh. Vì sao phải nghiên cứu và vận dụng các quy luật kinh tế đó trong quản lý nhà nước về thương mại?

2. Quản lý nhà nước về thương mại cần phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản nào? Vận dụng nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta được thể hiện như thế nào?

3. Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm những vấn đề gì? Để vận dụng tốt nguyên tắc này trong thực tế quản lý nhà nước về thương mại cần phải đáp ứng các u cầu gì?

4. Ngun tắc tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước về thương mại được thể hiện như thế nào? Cần phải làm gì để vận dụng tốt nguyên tắc này trong quản lý thương mại ở nước ta?

5. Vì sao phải kết hợp quản lý thương mại theo ngành với địa phương (lãnh thổ)? Cần phải nhận thức và vận dụng nguyên tắc này như thế nào trong quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta hiện nay?

6. Trình bày khái niệm, nội dung và tác động của các phương pháp quản lý nhà nước về thương mại. Vì sao trong thực tiễn phải sử dụng kết hợp các phương pháp quản lý nhà nước về thương mại?

7. Phân tích những đặc điểm chủ yếu và chỉ ra sự khác biệt giữa các phương pháp kinh tế, giáo dục và hành chính trong quản lý nhà nước về thương mại. Ý nghĩa nhận thức sự khác biệt đó trong quản lý nhà nước về thương mại.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Đỗ Hồng Tồn, PGS.TS. Mai Văn Bưu, (2008) Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

2. TS. Trang Thị Tuyết, (2004) Giáo trình Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, NXB Giáo dục.

3. GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ, (2006) Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Lý luận chính trị.

71

Chương 4

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)