Mục tiêu và nguyên tắc phân cấp trong quản lý nhà nước về thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 72 - 74)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

b. Mục tiêu và nguyên tắc phân cấp trong quản lý nhà nước về thương mạ

là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về thương mại. Phân cấp quản lý nhà nước về thương mại bởi vậy là sự phân chia phạm vi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà mỗi cơ quan, mỗi cấp trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại phải đảm nhận thực hiện.

b. Mục tiêu và nguyên tắc phân cấp trong quản lý nhà nước về thương mại thương mại

Mục tiêu của phân cấp quản lý nhà nước về thương mại là nhằm quy định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong hệ thống quản lý nhà nước về thương mại; phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về thương mại; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với thương mại của từng địa phương và lợi ích tổng thể nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này việc phân cấp phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Quản lý nhà nước là sản phẩm của sự phân công lao động nhằm phối hợp và liên kết hoạt động của các cấp, các ngành, của tổ chức, cá nhân để đạt được sự phát triển tối ưu cho tổng thể nền kinh tế - xã hội. Bởi vậy, trong phân cấp quản lý nhà nước về thương mại, các chủ thể quản lý dù có chức năng, nhiệm vụ cụ thể ở phạm vi và quy mô khác nhau, song tất cả cùng hướng tới mục tiêu chung của sự phát triển thương mại và nền kinh tế -

73

xã hội đất nước. Có những vấn đề quản lý thương mại phân cấp cho địa phương, cũng có những vấn đề chỉ Trung ương mới có thẩm quyền quyết định, có những vấn đề quản lý thương mại bởi các tổ chức dân sự hoặc doanh nghiệp, nhưng quyền lực của Nhà nước là thống nhất. Chính phủ thống nhất quản lý thương mại bằng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch và các hoạt động thanh tra, kiểm tra.

- Bảo đảm tính hiệu quả. Phân cấp là một q trình bắt đầu từ việc thử nghiệm hoặc rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản lý nhằm phát hiện khả năng, tính hợp lý của mỗi cấp quản lý khi đảm nhiệm công việc, hoạt động thuộc nội dung quản lý nhà nước. Do vậy, việc giao nhiệm vụ, quyền hạn cho chủ thể quản lý thương mại phải xuất phát từ tính hiệu quả, phải hướng vào cấp thực hiện tốt nhất, có nghĩa cấp nào có khả năng đạt được mục tiêu, chất lượng và yêu cầu quản lý với hiệu quả cao nhất thì nên giao nhiệm vụ tương ứng cho cấp đó.

- Bảo đảm tính phù hợp. Phân cấp quản lý nhà nước về thương mại trước hết phải phù hợp với trình độ phát triển thương mại và kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Theo nguyên tắc này, phân cấp quản lý nhà nước về thương mại sẽ diễn ra theo hướng: Một số lĩnh vực quản lý nhà nước sẽ khơng nhất thiết phải “nhà nước hố” mà trái lại sẽ xã hội hố, thị trường hóa để phát huy tính tích cực của các thiết chế của xã hội dân sự, của kinh tế thị trường. Theo đó, một số nội dung quản lý về thương mại có thể chuyển giao cho các chủ thể phi nhà nước, các tổ chức xã hội hoặc các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Nhà nước sẽ tập trung vào hoạch định chính sách, thanh tra và kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp... trong các quan hệ thương mại diễn ra trên thị trường.

Bên cạnh đó, phân cấp quản lý nhà nước về thương mại còn phải đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của từng nội dung và lĩnh vực quản lý. Điều này bảo đảm phát huy tính chuyên nghiệp và đặc thù, cũng như đảm bảo tính thống nhất trong quản lý. Mỗi nội dung và lĩnh vực quản lý yêu cầu phải có phương thức và cơ chế quản lý phù hợp. Thực tế, trong

74

quản lý nhà nước về thương mại, một số nội dung và lĩnh vực quản lý nhà nước đặt ra nhu cầu tập trung hoá quyền lực ở mức độ cao nhằm bảo đảm tính thống nhất, trong khi một số lĩnh vực khác lại địi hỏi q trình khơng những phi Trung ương hoá, phi tập trung hố mà cịn có thể áp dụng cơ chế chuyển giao mạnh mẽ một số thẩm quyền quản lý cho các tổ chức xã hội. Vì vậy, việc phân cấp quản lý nhà nước về thương mại phải phản ánh đầy đủ những đặc thù và yêu cầu đối với nội dung và lĩnh vực quản lý.

- Phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính - lãnh thổ. Đơn vị hành chính - lãnh thổ là địa bàn được hình thành dựa theo các tiêu chí đa dạng như yếu tố dân cư, địa lý, diện tích, địa bàn nơng thơn, đơ thị, đồng bằng, vùng biên giới, miền núi, hải đảo... Sự đặc thù của đối tượng và địa bàn quản lý chi phối tính chất nhiệm vụ, nội dung và phương thức quản lý nhà nước. Trong quản lý nhà nước về thương mại, phân cấp quản lý nhà nước phải bảo đảm sự phù hợp của từng loại hay nhóm đơn vị hành chính - lãnh thổ để quản lý và có chính sách phát triển hiệu quả thị trường và thương mại phù hợp với những đặc trưng của đơn vị hành chính - lãnh thổ đó. Trong một số trường hợp, phân cấp quản lý về thương mại phải tính đến có quy chế đặc thù cho những đơn vị hành chính - lãnh thổ đặc biệt, như: Vùng sâu vùng xa; vùng miền núi, biên giới, hải đảo; vành đai kinh tế; tam, tứ giác phát triển kinh tế;...

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 72 - 74)