Nhà nước tạo lập khung pháp lý, môi trường kinh doanh, xác

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 123 - 125)

- Khối Viện Khối Trường

a. Nhà nước tạo lập khung pháp lý, môi trường kinh doanh, xác

định địa vị pháp lý của các doanh nghiệp và chủ thể hoạt động thương mại trên thị trường. Đồng thời tổ chức công bố, truyền thông, giới thiệu và hướng dẫn các doanh nghiệp về quy định chính sách, luật pháp của Nhà nước đã ban hành đối với các lĩnh vực thương mại. Vai trị của cơng cụ pháp luật không chỉ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, có kỷ cương, trật tự mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh thương mại nâng cao tính năng động, cạnh tranh và hoạt động hiệu quả. Nhà nước điều chỉnh hành vi thương mại của các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Nhà nước xử lý

124

các mâu thuẫn và tranh chấp thương mại bằng các chế tài phù hợp với quy định luật pháp trong nước và quốc tế.

Khung pháp lý đối với các lĩnh vực thương mại gồm nhiều loại văn bản pháp luật và pháp quy khác nhau, có thể sắp xếp các bộ phận hợp thành như sau:

Các loại luật do (Quốc hội) cơ quan lập pháp ban hành như Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học & Cơng nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đất đai, Luật Tiêu chuẩn & Quy chuẩn kỹ thuật,...

Các văn bản quản lý, quy định chính sách cụ thể hố luật do (Chính phủ) cơ quan hành pháp ban hành dưới dạng nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng.

Các thông tư hướng dẫn của bộ chuyên ngành, liên bộ, cơ quan ngang bộ, các quyết định và chỉ thị của Bộ trưởng để thực hiện nghị định của Chính phủ, quyết định và chỉ thị của Thủ tướng. Ngồi ra cịn có các cơng văn, các thông báo hướng dẫn của các bộ ngành, cơ quan ngang bộ.

Các văn bản quản lý của các cơ quan tư pháp - Viện Kiểm sát, Toà án để hướng dẫn, xử lý các tranh chấp thương mại, các tội phạm kinh tế vi phạm quy định chính sách, pháp luật trong nước và quốc tế về thương mại.

Các văn bản quản lý, chính sách của địa phương, cụ thể hố chính sách của Trung ương và hướng dẫn thực thi quản lý nhà nước về thương mại trên phạm vị địa bàn theo phân cấp trách nhiệm.

Văn bản quản lý khác như các cam kết hội nhập, các thoả thuận trong các hiệp định thương mại, đầu tư, các điều ước quốc tế đã tham gia,...

Xây dựng và ban hành các quy định chính sách, pháp luật về thương mại có ý nghĩa tiền đề. Vấn đề tiếp theo và mang tính quyết định là tổ chức triển khai thực hiện và đưa cơ chế chính sách quản lý thương mại đó vào thực tiễn. Các nội dung và quá trình quản lý phải tuân thủ các

125

nguyên tắc chung của quản lý nhà nước, đồng thời nó thể hiện rõ các phương pháp và công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước về thương mại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)