Tập trung và dân chủ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 55 - 57)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

d. Biểu hiện tương tác giữa các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh trên thị trường

3.2.2. Tập trung và dân chủ

a. Cơ sở:

Tập trung và dân chủ là 2 mặt của một thể thống nhất, đó là nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung cũng như quản lý thương mại nói riêng.

Hoạt động thương mại diễn ra trên phạm vi cả nước và từng địa phương, trong cả phạm vi thị trường nội địa và quốc tế, cần thiết vừa phải có lãnh đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, thể hiện trong các định hướng, hướng dẫn pháp luật và chính sách điều tiết vĩ mơ, kiểm sốt của Nhà nước, vừa phải mở rộng quyền dân chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm cho địa phương, cho các doanh nghiệp. Mỗi địa phương có những

56

đặc thù về lợi thế so sánh, những đặc sắc về văn hóa, khác biệt về tập quán tiêu dùng,... nên phải trao quyền và đề cao trách nhiệm của địa phương đối với công tác quản lý trên địa bàn được phân công. Hơn nữa hoạt động thương mại là của các doanh nhân, của những người bán và người mua, nên họ có quyền và phải trao quyền tự quyết trong kinh doanh và đầu tư vào những lĩnh vực, sản phẩm mà pháp luật khơng cấm, họ có quyền tham gia đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách, hồn thiện hệ thống luật pháp, họ có quyền địi hỏi nhà nước phải bảo vệ lợi ích chính đáng cho họ và giải quyết hài hịa lợi ích giữa nhà nước, cộng đồng doanh nhân và xã hội.

Tập trung để đảm bảo quản lý, lãnh đạo và điều hành của Nhà nước thống nhất về thương mại trong cả nước, nhưng dân chủ lại đảm bảo sự tự do sáng tạo và tính chủ động cho địa phương quản lý thương mại theo địa bàn lãnh thổ. Do vậy, phải kết hợp cả hai hướng trên để vừa khai thác lợi thế, vừa bổ sung những hạn chế của từng xu hướng khi quản lý thương mại.

b. Biểu hiện:

- Tập trung quản lý thống nhất ở Trung ương đối với những quyết định quan trọng về kinh tế, thương mại mang tầm quốc gia và quốc tế, đồng thời mở rộng quyền tự chủ, tự quyết định cho các địa phương đối với những vấn đề kinh tế, thương mại mà Trung ương không cần nắm, không thể quản lý hoặc trực tiếp quản lý sẽ kém hiệu quả.

- Tập trung sự quản lý thương mại trong bộ máy cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng của cá nhân (đi kèm trách nhiệm người đứng đầu) và thẩm quyền chung của tập thể. Dân chủ còn liên quan tới việc mở rộng quyền tham gia vào các quyết định quản lý nhà nước của mọi người dân, người tiêu dùng và các doanh nhân (tức là dân chủ cho mọi chủ thể tham gia trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, chứ không chỉ dân chủ đối với bộ máy quản lý thương mại cấp dưới hoặc dân chủ trong tập thể của hệ thống lãnh đạo).

57

c. Yêu cầu:

Tập trung phải kết hợp dân chủ hoá trong quản lý. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Tránh lãnh đạo tập thể chung chung và trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại chỉ thuộc về tập thể.

Phân công và phân cấp, cùng kiến tạo bộ máy quản lý nhà nước về thương mại phải hợp lý. Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm theo phân công và mối quan hệ phối hợp, hợp tác theo “chiều ngang” giữa Bộ quản lý chuyên ngành thương mại với các bộ quản lý ngành khác ở Trung ương, Sở quản lý chuyên ngành thương mại với các Sở quản lý ngành khác ở địa phương (tỉnh, thành phố), quan hệ theo “chiều dọc” theo ngành giữa Bộ với Sở quản lý chuyên ngành về thương mại trong cả nước.

Khơng quản lý tập trung, tồn diện, tuyệt đối, phải tạo điều kiện cho cơ quan cùng cấp, cấp dưới, các địa phương chủ động và sáng tạo giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi của họ. Chống tập trung quan liêu, áp đặt, chuyên quyền, độc đoán và chống lạm dụng dân chủ phi tập trung, tản mạn, cục bộ, vơ kỷ luật, vơ chính phủ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 55 - 57)