Các cơ quan của Chính phủ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 78 - 79)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

c. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước về thương mạ

4.1.3. Các cơ quan của Chính phủ

Các cơ quan của Chính phủ bao gồm các bộ và cơ quan ngang bộ. Các cơ quan của Chính phủ gọi tắt là bộ. Bộ là cơ quan nhà nước ở Trung ương của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước thống nhất đối với ngành hay lĩnh vực trên phạm vi cả nước.

Có thể chia ra 2 nhóm bộ: Bộ quản lý ngành và bộ quản lý lĩnh vực. - Bộ quản lý ngành: là cơ quan quản lý nhà nước Trung ương của Chính phủ theo từng ngành kinh tế, kỹ thuật,... riêng biệt, cụ thể. Ví dụ: Bộ Thương mại (trước đây) quản lý ngành Thương mại; Bộ Xây dựng quản lý ngành Xây dựng;.... Tuy nhiên, thực tế hiện nay do cơ cấu lại bộ máy tổ chức, một bộ có thể quản lý một số ngành, như Bộ Công Thương quản lý ngành Công nghiệp và Thương mại; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản và một số bộ quản lý đa ngành khác.

- Bộ quản lý lĩnh vực (Bộ chức năng cơ bản): Đó là cơ quan quản lý nhà nước Trung ương của Chính phủ theo từng lĩnh vực lớn, có tính tổng hợp như: Kế hoạch - Đầu tư; Tài chính - Tiền tệ; Khoa học - Cơng nghệ; Lao động - các vấn đề xã hội.... Các lĩnh vực này liên quan đến hoạt động của tất cả các bộ, các cấp quản lý nhà nước, các tổ chức trong xã hội và cơng dân. Bộ quản lý lĩnh vực có trách nhiệm giúp Chính phủ nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội chung, xây dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên ngành, xây dựng các quy định chính sách, chế độ chung.

79

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 78 - 79)