Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, thống nhất quản lý thương mại bằng chính sách, pháp luật, quy hoạch và kế hoạch

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 53 - 55)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

d. Biểu hiện tương tác giữa các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh trên thị trường

3.2.1. Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, thống nhất quản lý thương mại bằng chính sách, pháp luật, quy hoạch và kế hoạch

lý thương mại bằng chính sách, pháp luật, quy hoạch và kế hoạch

a. Cơ sở:

Đường lối chính trị của Đảng cầm quyền bao giờ cũng được thể hiện cụ thể trong lãnh đạo các hoạt động về kinh tế. Trên cơ sở đường lối chính trị, nhà nước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Do vậy, Đảng lãnh đạo về đường lối chính trị ln được thể hiện trong nội dung quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế của Nhà nước bằng các cơng cụ, các chính sách quản lý kinh tế cụ thể, thích hợp. Điều này cũng hồn tồn phù hợp khi nghiên cứu nguyên tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, phải đảm bảo sự thống nhất giữa lãnh đạo chính trị của Đảng với quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động thương mại, thị trường của Nhà nước.

Hoạt động thương mại trong phạm vi quốc gia phản ánh rất nhiều các mối quan hệ kinh tế đa dạng, phức tạp, khác nhau trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Các mối quan hệ đó hình thành nên các dịng lưu thơng hàng hố, cung ứng dịch vụ trên thị trường nội địa và quốc tế. Do vậy, cần phải có sự quản lý thống nhất các hoạt động trên của Nhà nước để duy trì trật tự thị trường, kỷ cương, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trao đổi mua bán. Sự quản lý thống nhất của Nhà nước về thương mại chỉ có thể bằng chính sách, pháp luật mới đảm bảo sự phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển. Ngoài ra, thống nhất quản lý bằng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, thương mại giúp

54

các nhà kinh doanh yên tâm đầu tư và hoạt động lâu dài tại thị trường Việt Nam.

b. Biểu hiện:

- Sự thống nhất lãnh đạo của Đảng thể hiện cả về chính trị và kinh tế, khơng tách rời hoặc đối lập nhau (khơng chỉ có vậy mà cịn thống nhất về xã hội, quốc phòng và an ninh).

Trong thực tiễn, sự thống nhất về chính trị và kinh tế biểu hiện ở mức độ cao thấp rất khác nhau, nhưng xu hướng chung là những bất đồng về chính trị đều gây nên những trở ngại thậm chí là thất bại trong các đàm phán, hợp tác về phát triển kinh tế, thương mại. Ở đâu và khi nào có sự thống nhất cao giữa chính trị và kinh tế, thì tình hình phát triển kinh tế, thương mại được thúc đẩy, khả quan hơn và đạt hiệu quả hơn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đa dạng, nhiều chiều, nhiều tầng nấc khác nhau hiện nay, các nước vẫn có thể tìm thấy sự thống nhất cao về kinh tế, về lợi ích thương mại nhờ tìm ra những điểm tương đồng, gạt qua những bất đồng, mặc dù nền tảng chế độ chính trị vẫn có sự khác biệt cơ bản. Những yếu tố chính trị càng thể hiện nhiều hơn, sâu hơn trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại thay thế cho cách thức giải quyết vấn đề kinh tế, thương mại chỉ thuần tuý do thị trường chi phối, quyết định như trước đây.

- Nhà nước thống nhất quản lý thương mại bằng hệ thống chính sách, luật pháp và các cơng cụ kế hoạch hóa thương mại (như quy hoạch và kế hoạch phát triển), thể hiện:

Tất cả các chủ thể kinh doanh của các thành phần kinh tế, cùng các hoạt động thương mại của họ trên thị trường (kể cả tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam) đều phải đặt dưới sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Các chủ thể hoạt động thương mại đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, các chính sách, các quy hoạch, các định hướng chiến lược,

55

các kế hoạch phát triển kinh tế, thương mại của quốc gia mà nhà nước đã phê duyệt, ban hành.

Phải đảm bảo sự thống nhất trong điều hành và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, đảm bảo tính thống nhất và hiệu lực của hệ thống tổ chức quản lý thương mại ở các cấp theo luật định, thống nhất thực hiện chế độ trách nhiệm người đứng đầu (trước đây là chế độ thủ trưởng).

c. Yêu cầu:

Thống nhất các mục tiêu chính trị với kinh tế, thương mại với kinh tế - xã hội và các mục tiêu khác. Nâng cao năng lực chuyên môn về kinh tế, thương mại và tố chất chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Hệ thống chính sách, pháp luật phải thống nhất, ổn định và nhất quán. Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, chương trình dự án phải rõ ràng, công khai, minh bạch.

Nhà nước phải thống nhất hướng dẫn thực thi chính sách, pháp luật, quy hoạch và có giải pháp ngăn chặn, xử lý chủ thể kinh doanh, cán bộ quản lý vi phạm theo các chế tài của quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 53 - 55)