Điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 42 - 44)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

b. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mạ

2.3.4. Điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mạ

Các quan hệ thị trường, các hoạt động trao đổi tự nó khơng phải bao giờ cũng cân đối và hiệu quả. Theo quy luật thị trường, các chủ thể kinh doanh ln quan tâm tới việc bố trí, di chuyển nguồn lực đến nơi có điều kiện sản xuất và thương mại thuận lợi, bán được giá cao, tìm kiếm nhiều lợi nhuận, dẫn đến phân bổ nguồn lực tập trung quá lớn, mất cân đối. Trong khi đó, một bộ phận dân cư, thu nhập thấp (nhất là ở khu vực “đói và nghèo”), các nhà kinh doanh không muốn tới hoặc tới đó rất ít, vì khơng thể tìm kiếm được lợi nhuận. Do vậy, nhà nước phải điều tiết các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mại nhằm hạn chế nhược điểm trên để đảm bảo tính cân đối và hiệu quả phân phối tổng sản phẩm xã

43

hội, để mọi người dân đều được hưởng lợi từ kết quả và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.

Nhà nước một mặt hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thơng qua chiến lược, quy hoạch, các chương trình dự án và kế hoạch vĩ mô đã vạch ra. Mặt khác, nhà nước phải điều tiết thị trường khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì sức mạnh nền tài chính quốc gia, giữ vững sức mua của tiền tệ, bảo đảm lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.

Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau để điều tiết thị trường và thương mại, xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ trao đổi. Những biện pháp khuyến khích hay hạn chế thương mại thường được sử dụng là thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Để điều tiết thị trường, trong nhiều trường hợp nhà nước phải sử dụng thực lực kinh tế nhà nước để điều hoà cung cầu, ổn định giá cả thị trường, nâng cao sức mua xã hội. Nhà nước còn sử dụng các biện pháp hành chính, các cơng cụ mang tính kỹ thuật khác để tác động vào thị trường và các quan hệ trao đổi thương mại.

Nhà nước không chỉ điều tiết các quan hệ trao đổi để bảo đảm kinh doanh bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, mà cịn điều chỉnh các quan hệ lợi ích khác của các chủ thể tham gia thị trường như quan hệ về tiền công và tiền lương giữa chủ doanh nghiệp và nhân viên, quan hệ về phân chia lợi tức trong doanh nghiệp, quan hệ về nghĩa vụ doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước khi kinh doanh, sử dụng tài sản công và làm ô nhiễm môi trường,...

Xu hướng nhà nước sẽ dần thoát ra khỏi hoạt động kinh doanh, nhưng vai trò quản lý thương mại của Nhà nước phải được tăng cường để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường, sử dụng thị trường và kinh tế thị trường phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, khu vực tư nhân không chỉ được khuyến khích phát triển mà cịn được sử dụng nhiều hơn trong các lực

44

lượng kinh tế điều tiết thị trường, kể cả tham gia vào cung cấp các dịch vụ hạ tầng thương mại, các dịch vụ công và các dịch vụ xã hội khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 42 - 44)