Phương pháp giáo dục, thuyết phục

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 66 - 67)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

d. Biểu hiện tương tác giữa các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh trên thị trường

3.3.2. Phương pháp giáo dục, thuyết phục

Phương pháp giáo dục là cách thức nhà nước tác động vào tư duy, suy nghĩ, nhận thức và tình cảm của đối tượng quản lý là các doanh nhân, những nhà sản xuất và người tiêu dùng với tư cách là các chủ thể tham gia thị trường, thực hiện các giao dịch thương mại và hành vi trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm đạt mục tiêu.

Phương pháp này tác động đến các khía cạnh tâm lý xã hội, đời sống tinh thần của con người nhằm nâng cao sự hiểu biết, làm chuyển biến một cách tự giác, tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được doanh nghiệp giao cho hoặc hướng hành vi của người bán, người mua theo quy định của pháp luật, các tập quán, thông lệ kinh doanh hoặc định hướng mà nhà nước đã đề ra.

Đặc điểm chung của phương pháp giáo dục, thuyết phục là khơng mang tính bắt buộc, tác động đến con người một cách từ từ, chuyển biến tích cực nhận thức (và sự hiểu biết đúng sai, tốt xấu, lợi hại, cơ hội, rủi ro,... đối với các hành vi thương mại) sang hành động. Phương pháp này luôn gắn liền giáo dục với thuyết phục nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại, làm chuyển biến hoạt động của họ theo mục tiêu quản lý đặt ra, trên cơ sở tôn trọng định hướng nhà nước đã xác định, các quy định chính sách, pháp luật, cũng như các giá trị văn hoá, đạo đức kinh doanh.

Để thực hiện phương pháp này, nhà nước phải sử dụng bộ máy tổ chức quản lý thích hợp, hệ thống truyền thơng dưới các hình thức khác nhau và phối hợp với các lực lượng khác để giáo dục, động viên doanh nhân trong và ngồi nước tích cực tham gia đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế để làm giàu, góp phần xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống người lao động, bảo vệ mơi trường,... trong khn khổ chính sách và luật pháp về kinh tế, thương mại.

Cơ quan thực thi quản lý nhà nước về thương mại phải kiên trì thuyết phục, thường xuyên giáo dục cán bộ, viên chức, doanh nghiệp, người dân, người tiêu dùng có được những hiểu biết cần thiết và nâng

67

cao nhận thức về thị trường, thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đặc biệt là tăng cường truyền thông để cho mọi doanh nghiệp, người dân và các đơn vị, tổ chức, cá nhân nắm vững những cam kết mở cửa thị trường về hàng hóa, dịch vụ khi gia nhập WTO và các tuyến hội nhập khác, hướng dẫn những thay đổi về quy định chính sách, luật pháp trong nước cũng như các nước đối tác thương mại của Việt Nam.

Hiện nay, những tác động khơng thuận, tiêu cực của hội nhập có xu hướng gia tăng như: buôn bán hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hố, dịch vụ khơng đảm bảo chất lượng, hàng nông sản không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng cơng nghiệp khơng an tồn cho người sử dụng, các vật tư, hoá chất độc hại, bị cấm gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người, động thực vật có gây bệnh dịch,... Do vậy, phương pháp giáo dục, thuyết phục để các chủ thể kinh doanh chấp hành luật pháp, định hướng nhân văn hành vi trao đổi kinh tế vì con người, cho con người, vì cộng đồng người tiêu dùng và xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Nó cần phải được coi trọng và đầu tư quan tâm đúng mức, phải tạo ra đội ngũ có năng lực, phương pháp và phẩm chất cùng phương tiện vật chất, kỹ thuật hỗ trợ thích hợp, sự phối hợp với các phương pháp khác trong quản lý nhà nước để tạo ra cơ chế tác động có hiệu quả đến thị trường và thương mại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 66 - 67)