Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quản lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 61 - 63)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

d. Biểu hiện tương tác giữa các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh trên thị trường

3.2.5. Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quản lý

a. Cơ sở:

Kinh tế thị trường đều có cả ưu điểm, ưu thế lẫn nhược điểm, khuyết tật. Hội nhập khu vực và toàn cầu chứa đựng cả những cơ hội lớn và thách thức không nhỏ, với cả hai xu hướng tác động tích cực, tiêu cực khác nhau. Vì vậy, quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại phải đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả mới có khả năng thích nghi khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới. Khắc phục những mặt trái của kinh tế thị trường, tận dụng cơ hội, vượt qua trở ngại, khó khăn thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển trong hội nhập.

b. Biểu hiện:

Các quyết định quản lý của Nhà nước về thương mại thể hiện tính hiệu lực lý thuyết ở thời gian có hiệu lực thi hành của các văn bản chính sách, pháp luật mà nhà nước đã ban hành.

Tính hiệu lực của quản lý nhà nước về thương mại còn phải được thể hiện trên thực tế ở việc ra các quyết định quản lý đó của Nhà nước có được thực thi ở các cơ quan chức năng có thẩm quyền, trách nhiệm và sự chấp nhận của đối tượng quản lý hay không. Điều quan trọng là hiệu lực thực tế khi văn bản quản lý đó đi vào thực tiễn kinh tế và kinh doanh như thế nào. Nếu quyết định quản lý không được chuyển tới đối tượng quản lý kịp thời hoặc đối tượng quản lý không chấp nhận, không thực thi hoặc thực thi rất chậm, điều đó có nghĩa quản lý nhà nước về thương mại khơng có hiệu lực hoặc kém hiệu lực.

Tính hiệu quả của quản lý thể hiện ở mức độ thành công hay kết quả mang lại so với phí tổn nguồn lực đã bỏ ra nhờ có các chính sách, biện pháp hoặc công cụ quản lý của Nhà nước tác động tới thương mại, thị trường. Tuy nhiên rất khó có thể đo lường các đại lượng trên, nhất là phí tổn các nguồn lực. Bởi cả các kết quả cũng như phí tổn nguồn lực của

62

quản lý đều có “tính kép”. Sở dĩ như vậy là vì kết quả đạt được do tác động từ chính sách khơng chỉ có thương mại được hưởng lợi, mà cịn có hiệu ứng lan toả đến các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, tương tự chi phí bỏ ra khơng chỉ dành riêng cho chính sách về thương mại và hơn nữa người ta khơng thể đo trực tiếp chi phí chính sách, mà chỉ có thể xác định các giá trị tổn thất, mất mát có thể có do rủi ro chính sách đã lựa chọn để so sánh với giá trị, lợi ích đạt được từ chính sách đó.

Tính hiệu quả có quan hệ thuận với tính hiệu lực của quản lý. Hiệu quả của quản lý nhà nước cao hay thấp cũng cho thấy hiệu lực của quản lý nhà nước mạnh hay yếu và ngược lại. Trên thực tế, hiệu quả của quản lý nhà nước được nhận biết trực tiếp qua hiệu lực thực hiện các cơng cụ, chính sách hoặc biện pháp quản lý của Nhà nước. Nó có đáp ứng mục tiêu hay không và đạt mục tiêu quản lý thương mại như thế nào. Các chuyên gia thường đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước thơng qua kết quả hay lợi ích rịng đạt được từ thương mại. Mặt khác hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại còn được đánh giá gián tiếp thông qua tăng trưởng kết quả và hiệu quả kinh doanh, hiệu quả hoạt động thương mại nói chung của các doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong từng thời kỳ.

Hiệu quả của quản lý nhà nước về thương mại phụ thuộc vào mức độ chuẩn xác của việc ra quyết định và hiệu suất triển khai thực hiện quyết định đó của Nhà nước (02 nhóm yếu tố này có tương tác với nhau, đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, cần nghiên cứu để định lượng hóa). Nếu quyết định quản lý đúng, hiệu suất triển khai cao thì hiệu quả sẽ cao và ngược lại, nếu ra quyết định sai, triển khai mạnh mẽ, tích cực sẽ gây ra tổn thất lớn hoặc nghiêm trọng cho nền kinh tế và đời sống xã hội. Trường hợp quyết định đúng, hiệu suất triển khai thực hiện thấp thì hiệu quả thấp, trường hợp quyết định sai nhưng triển khai có giới hạn thì mức độ tổn thất nhỏ hoặc không đáng kể (xem bảng).

63

Bảng phân tích các trường hợp hiệu quả của quản lý nhà nước

Ra q.định

HS tr.khai Đúng Sai

Cao Hiệu quả cao Hiệu quả thấp

Thấp Tổn thất lớn (nghiêm trọng) Thiệt hại mức độ (thấp)

c. Yêu cầu:

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 61 - 63)