CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 63 - 64)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

d. Biểu hiện tương tác giữa các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh trên thị trường

3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠ

chú trọng đến chất lượng của các quyết định và tính hợp lý của bộ máy tổ chức cũng như năng lực, độ tin cậy của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc triển khai đưa các quyết định quản lý đó vào đời sống của cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng, dân cư.

Các quyết định quản lý nhà nước phải đảm bảo kết hợp các mục tiêu, hài hịa các lợi ích, có tính ưu tiên, ưu đãi trong những trường hợp, đối tượng, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi thị trường cụ thể, phải cân đối giữa mục đích và phương tiện, các nguồn lực sử dụng, thời gian, chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện mục tiêu. Phải làm tốt công tác truyền thông, giáo dục để đối tượng của quản lý thông hiểu, chuyển biến nhận thức chấp nhận tác động từ các chính sách hoặc biện pháp quản lý của Nhà nước.

3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI THƯƠNG MẠI

Các phương pháp quản lý nhà nước về thương mại là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của Nhà nước đối với chủ thể kinh doanh, hệ thống thương mại, các quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các vấn đề khác có liên quan tới thương mại nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định trong từng giai đoạn cụ thể.

64

Phương pháp quản lý rất đa dạng và có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của các hoạt động quản lý. Các phương pháp quản lý thích hợp sẽ khơi dậy những ý tưởng hay, kích thích sự năng động, sáng tạo của doanh nhân, tạo ra động lực thúc đẩy con người, khai thác triệt để mọi cơ hội và tiềm năng của hệ thống thương mại, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực từ bên ngồi đến mục tiêu, lợi ích của quản lý.

Quản lý thương mại là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng quản lý theo các nguyên tắc đã xác định. Nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và thể hiện thơng qua các phương pháp quản lý nhà nước về thương mại cụ thể. Các nguyên tắc quản lý thương mại là những quy tắc phải tuân thủ, thi hành và tương đối ổn định trong quá trình quản lý, nhưng các phương pháp quản lý lại có sự vận dụng linh hoạt cho phù hợp với từng hồn cảnh mơi trường, với từng trường hợp, các tình huống và đặc điểm của đối tượng quản lý nhất định. Do vậy, phải quán triệt các nguyên tắc, phải vận dụng các phương pháp một cách sáng tạo, linh hoạt trong cơ chế tác động của quản lý nhà nước đến các lĩnh vực thương mại nhằm đạt mục tiêu tốt nhất.

Các phương pháp chủ yếu của quản lý nhà nước về thương mại bao gồm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)