Kết hợp quản lý thương mại theo ngành và lãnh thổ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 57 - 59)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

d. Biểu hiện tương tác giữa các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh trên thị trường

3.2.3. Kết hợp quản lý thương mại theo ngành và lãnh thổ

a. Cơ sở:

Quản lý thương mại theo ngành là quản lý nhà nước theo một lĩnh vực chun mơn hố, đặc thù chuyên ngành trong phạm vi cả nước để đảm bảo tính tập trung thống nhất. Tuy nhiên, hoạt động thương mại thường diễn ra ở từng khu vực địa lý, phạm vi không gian cụ thể khác nhau của các địa phương, vùng lãnh thổ, nên phải đặt dưới sự quản lý toàn diện của địa phương.

Quản lý thương mại theo lãnh thổ là một bộ phận của quản lý toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên một địa bàn. Nó cho phép khai thác các nét đặc thù, lợi thế riêng về kinh tế, thương mại của từng địa phương hoặc vùng lãnh thổ bằng cơ chế chính sách thích hợp. Mặt khác, quản lý thương mại theo địa phương hay vùng còn do phân cấp trong quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc tập trung và dân chủ. Do vậy, trong các chính

58

sách và biện pháp quản lý nhà nước về thương mại, bên cạnh những quy định chung cần phải có những quy định cụ thể, riêng biệt về kinh tế, thương mại đối với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu, đặc trưng của địa phương, tức là phải có sự kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ.

b. Biểu hiện:

Nội dung cơ bản của quản lý theo ngành là định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại của cả nước (bao gồm cả thị trường nội địa và xuất nhập khẩu, phát triển hạ tầng, các loại hình thương mại,... đội ngũ thương nhân), xây dựng cơ chế, chính sách thương mại phù hợp hệ thống pháp luật trong nước, quốc tế và cam kết hội nhập nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại, bảo vệ sản xuất và thị trường nội địa hợp lý theo định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển. Phối hợp các ngành khác xây dựng khung pháp lý và đưa chính sách, pháp luật vào thực tiễn thương mại của cả nước. (Hiện nay ở Việt Nam trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại theo ngành thuộc Bộ Công Thương).

Quản lý theo lãnh thổ có nội dung quy hoạch, xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại của địa phương hoặc vùng, cụ thể hóa chính sách thương mại của quốc gia, huy động và phát triển các nguồn lực để thực thi trách nhiệm quản lý thương mại trên địa bàn lãnh thổ. Địa phương có thể xây dựng những chính sách, quy định đặc thù của lãnh thổ (tuỳ theo phân cấp và thẩm quyền trách nhiệm được cấp trên giao) nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh về kinh tế, thương mại trên địa bàn. Phối hợp sở, ban ngành thương mại với sở, ban các ngành khác trong công tác quản lý nhà nước trong phạm vi lãnh thổ. Trách nhiệm chính của địa phương là xây dựng các văn bản để triển khai thực thi chính sách, pháp luật theo hướng dẫn của cấp trên và ngành, tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn, tuyên tuyền, phổ biến chính sách, pháp luật và kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật của các chủ thể kinh doanh trên địa bàn lãnh thổ. (Trách nhiệm quản lý thương mại ở các địa phương cấp tỉnh/thành phố trực

59

thuộc Trung ương ở Việt Nam hiện nay thuộc về UBND tỉnh/ thành phố, trong đó, Sở Cơng thương là cơ quan chuyên môn quản lý thương mại).

c. Yêu cầu:

Để thực hiện sự kết hợp đó, cần có sự phân cơng rõ ràng và quy định trách nhiệm tham gia quản lý song trùng, quy định về sự hợp tác, bàn bạc trong trường hợp cơ quan quản lý ngành hoặc chính quyền địa phương ra quyết định. Bất cứ trường hợp nào ra quyết định bỏ qua ý kiến của phía bên kia đều dẫn đến những trục trặc, gây khó khăn trở ngại cho sự phát triển thương mại và làm giảm hiệu quả quản lý của Nhà nước về kinh tế.

Không được bỏ trống nhiệm vụ hoặc quản lý chồng chéo giữa ngành và cấp chính quyền trên địa bàn lãnh thổ. Thiết kế bộ máy tổ chức phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển, nhất là quản lý kinh tế, thương mại đối với vùng lãnh thổ không phải địa giới hành chính của một địa phương.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 57 - 59)