Những yêu cầu chủ yếu đối với đội ngũ cán bộ trong bộ máy

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 109 - 111)

- Khối Viện Khối Trường

a. Những yêu cầu chủ yếu đối với đội ngũ cán bộ trong bộ máy

tổ chức quản lý nhà nước về thương mại

Do vai trị, vị trí cơng việc đảm nhiệm mà đội ngũ cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về thương mại phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Về phẩm chất chính trị: Thương mại là lĩnh vực quan trọng, tác

động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, bởi vậy cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về thương mại phải có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, kiên định theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước khi quyết định chiến lược và các vấn đề phát triển thương mại trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và tham gia vào quá trình khu vực hóa, tồn cầu hóa. Có khả năng tự hồn thiện, tự đánh giá kết quả công việc của bản thân, của những con

110

người mà mình quản lý theo tiêu chuẩn chính trị. Biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức chính trị của mọi người, tạo lịng tin, lôi cuốn được mọi người. Mức độ khác nhau đối với yêu cầu này tùy thuộc vào cấp bậc quản lý của từng loại cán bộ.

- Về năng lực chuyên môn: Ngành thương mại có những tri thức

khoa học mang tính chun mơn mà cán bộ quản lý ở mỗi vị trí trong đó phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia. Điều đó địi hỏi cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về thương mại phải có những am hiểu chun mơn tốt, có đủ tri thức quản lý ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách, đảm nhiệm. Năng lực chuyên môn bao gồm: Những kiến thức và tài năng trong hoạt động lao động nghề nghiệp, có tư duy hệ thống, có khả năng giải quyết tối ưu các vấn đề trong quản lý và thực thi công việc... Năng lực này sẽ giúp cho việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển ngành đúng hướng và tổ chức thực hiện mục tiêu quản lý ngành có hiệu quả.

- Về năng lực tổ chức: Tổ chức để thực hiện các công việc chuyên

môn. Đội ngũ cán bộ quản lý phải có khả năng quan sát linh hoạt, nhạy bén để nắm được các nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết và biết cách sắp xếp tổ chức lao động một cách khoa học, xử lý các mối quan hệ trong và ngoài hệ thống, đánh giá và sử dụng đúng người, đúng việc. Hay nói cách khác họ phải có khả năng phân tích cơng việc và sắp xếp con người hợp lý, tạo ra sự phù hợp để thúc đẩy công việc tiến triển tốt.

- Về phẩm chất đạo đức tác phong: Đạo đức là chuẩn mực hành vi

của con người được xã hội chấp nhận. Cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về thương mại, trong điều hành công việc phải tuân thủ những chuẩn mực nhất định về hành vi sinh hoạt, ứng xử, quan hệ được xã hội đồng tình ủng hộ, đặc biệt là trong giải quyết các vấn đề lợi ích. Cán bộ quản lý phải có nghệ thuật ứng xử vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết trong giải quyết các quan hệ quản lý để đạt hiệu quả cao nhất trong thực hiện mục tiêu của tổ chức.

111

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 109 - 111)