Quy luật cung cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 48 - 49)

- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc độ kinh tế và quản lý.

b. Quy luật cung cầu

Cầu là lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua với các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định với điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi.

Cung là lượng hàng hóa và các dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ra thị trường với các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Quan hệ cung cầu là mối quan hệ kinh tế lớn nhất, cơ bản nhất của thị trường, nó phản ánh mối quan hệ giữa nhu cầu có khả năng thanh toán và khả năng cung ứng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Thực chất mối quan hệ này là quan hệ giữa người mua và người bán, giữa hàng và tiền, giữa sản xuất và tiêu dùng trong điều kiện tồn tại sản xuất hàng hóa.

49

Quy luật cung cầu quy định cung và cầu ln có xu hướng vận động xích lại với nhau để tạo ra sự cân bằng trên thị trường và gắn liền với nó là sự vận động của giá cả thị trường theo xu hướng xích lại gần với giá cả bình quân.

Trên thị trường giá cả vận động gắn chặt với sự vận động của quy luật cung cầu. Giá cả tương xứng với giá trị ở điểm cân bằng cung cầu (hay cân bằng thị trường), lớn hơn giá trị khi cung nhỏ hơn cầu và thấp hơn giá trị của nó khi cung lớn hơn cầu.

Cần hiểu cân đối cung cầu là sự phù hợp giữa cung và cầu không chỉ về số lượng mà cả về cơ cấu. Sự phù hợp này cịn phải thích hợp theo cả khơng gian và thời gian... Một sự cân đối như vậy rất khó đạt được trong thực tế, vì thế trên thị trường hiện tượng mất cân đối cung cầu là phổ biến và tuyệt đối còn hiện tượng cân đối chỉ là tạm thời, ngẫu nhiên. Nó ảnh hưởng làm biến động giá cả, nhờ vậy mà thị trường có thể chỉ huy được nền kinh tế theo cơ chế riêng của nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 48 - 49)