Quản lý thương nhân, kiểm soát hoạt động và giao dịch thương mại của các chủ thể kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 118 - 119)

- Khối Viện Khối Trường

c. Quản lý và kiểm sốt giá hàng hóa, dịch vụ

5.1.2. Quản lý thương nhân, kiểm soát hoạt động và giao dịch thương mại của các chủ thể kinh doanh

thương mại của các chủ thể kinh doanh

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Quản lý nhà nước đối với thương nhân và các chủ thể kinh tế khác có hoạt động thương mại gồm một số nội dung chủ yếu sau:

a. Nhà nước quy định các điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp phép hoạt động hoặc chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các thương nhân và doanh nghiệp có hoạt động thương mại; quy định các

119

nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi thương mại của thương nhân và các chủ thể thương mại khác.

b. Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng của thương nhân, các chủ thể kinh doanh khác về thương mại và cạnh tranh hợp pháp trước pháp luật. Nghiêm cấm các hành vi thương mại và cạnh tranh không lành mạnh của thương nhân cũng như các chủ thể kinh doanh khác trên thị trường.

c. Nhà nước có chính sách khuyến khích thương nhân trong và ngồi nước tham gia đầu tư phát triển, làm giàu. Riêng đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù, nhạy cảm có chính sách riêng đối với chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào cũng phải kinh doanh theo pháp luật, đảm bảo hiệu quả kinh tế và tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

d. Nhà nước tạo khung pháp lý và môi trường kinh doanh cho thương nhân, doanh nhân để tiến hành các giao dịch thương mại, thâm nhập và phát triển thị trường. Nhà nước phải là người dự báo tốt và cung cấp thông tin, định hướng cho doanh nghiệp bằng các cơng cụ thích hợp như chiến lược, quy hoạch, các chính sách phát triển thị trường, thương mại.

e. Nhà nước là người đại diện và quản lý hoạt động thương mại của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, quản lý hoạt động của thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam,... Thương nhân được hưởng lợi ích xứng đáng từ thành quả kinh doanh do họ tạo ra, nhưng cũng phải chịu sự điều tiết thu nhập tương thích với ưu đãi từ chính sách của Nhà nước và sự ủng hộ của người dân, cổ vũ của cộng đồng.

f. Nhà nước kiểm tra hoạt động của thương nhân về đăng ký kinh doanh, về chấp hành các quy định pháp luật về thương mại, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về thương mại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1 (Trang 118 - 119)